Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 108 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, nhanh chóng tham mưu cho Chính phủ hồn thiện hành lang pháp lý

đầy đủ cho hoạt động ngân hàng, tín dụng.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động phi tín dụng nói riêng có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, uy tín của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Luật dân sự, Luật hợp đồng kinh tế, Luật chữ ký điện tử, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh ngoại hối.

Dịch vụ thanh tốn cịn gặp nhiều khó khăn do đang bị điều chỉnh ở rất nhiều luật, chưa có sự thống nhất với nhau. Chẳng hạn như luật giao dịch điện tử cho phép lưu giữ các dữ liệu điện tử làm bằng chứng trong quá trình giao dịch kinh tế nhưng luật thanh tốn lại bắt buộc những hồ sơ lưu giữ phải bằng giấy.

Dịch vụ thẻ là một trong những dịch vụ bùng nổ trong dịch vụ phi tín dụng. Hiện nay, cần phải có các quy định pháp luật làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp, rủi ro. Chính phủ cần ban hành quy định tội danh và khung hình phạt cho tội danh gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả, cấu kết giả mạo giao dịch thẻ cũng như quy định liên quan đến giao dịch thẻ có yếu tố nước ngồi phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Thứ hai, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ trong

công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và cơng cụ thanh tốn để mỗi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thơng. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các Ngân hàng thương mại tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.

Thứ ba, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, hệ thống thông

tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống giám sát từ xa... Tăng cường hợp tác

quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng.

Thứ tư, có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan

đến giao dịch điện tử, các vấn đề liên quan đến thương phiếu, séc. Nhanh chóng ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khóa được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng dân sự, Hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhập và mua hàng…

Có văn bản, quy định về tội danh và khung hình phạt trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả, séc giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ, séc… nhằm ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Ban hành quy định về thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán, các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh tốn, các kích thích mang tính địn bẩy, khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ứng dụng cơng nghệ thanh tốn hiện đại tập trung.

Thứ năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ

nhân viên của các Ngân hàng thương mại. Đây là vấn đề nên tổ chức hàng năm bắt buộc đối với tất cả cán bộ nhân viên của các Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)