Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 79 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG

2.3.4 Phân tích nhân tố EFA

2.3.4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Phi tín dụng

Hệ số KMO = 0,855 > 0,5 (Phụ lục 6.1a) nên phân tích nhân tố là phù hợp, sig.= 0.000 trong kiểm định Bartlett < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu kiểm định Bartlet có p < 5%, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

Phương pháp rút trích các thành phần chính – Principal components đã trích được 6 nhân tố từ 33 biến quan sát, với phương sai trích là 66,242 %, thỏa mãn yêu

cầu phương sai trích phải lớn hơn 50%, giải thích được 66,242% sự biến thiên của tập dữ liệu này, nghĩa là còn 33,758% sự biến thiên của dữ liệu này là do các nhân tố khác mà trong luận văn này chưa nghiên cứu tới (Phụ lục 6.1b). Mơ hình Phát triển dịch

vụ phi tín dụng sau khi phân tích EFA được trình bày tại Phụ lục 6.1

Kết quả phân tích nhân tố Phát triển dịch vụ phi tín dụng, với KMO = 0,738, Sig. = 0,000 trong kiểm định Barlett < 0,05 (Phụ lục 6.2a). Tập dữ liệu này cũng thỏa điều kiện phân tích. Một nhân tố được rút ra với tổng phương sai trích 85,496% (> 50%), giải thích được 85,496% sự biến thiên của tập dữ liệu (Phụ lục 6.2b).

2.3.4.2. Kiểm định mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Phân tích tương quan (hệ số Pearson)

Phân tích tương quan được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập: Dịch vụ mua bán ngoại tệ; Dịch vụ ngân hàng điện tử; Dịch vụ nhận tiền gửi (Huy động vốn); Dịch vụ thẻ ATM; Sản phẩm bảo hiểm, và Dịch vụ thanh toán với biến phụ thuộc Phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Phân tích hệ số tương quan, cho thấy biến phụ thuộc Phát triển dịch vụ phi tín

dụng (PHATTRIEN) tương quan với từng biến độc lập, và các biến độc lập cũng có

tương quan với nhau. Hệ số tương quan trong mơ hình thỏa điều kiện –1 ≤ r ≤ +1, giữa biến phụ thuộc Phát triển dịch vụ phi tín dụng với các biến độc lập trong ma trận như sau: Dịch vụ nhận tiền gửi (0,744), Dịch vụ thẻ ATM (0,572), Dịch vụ mua bán ngoại tệ (0,081), Dịch vụ ngân hàng điện tử (0,590), Dịch vụ thanh toán (0,712), và Sản phẩm bảo hiểm (0,190) (Phụ lục 9 – Ma trận hệ số tương quan).

Phân tích hồi quy

Thực hiện phân tích hồi quy bội nhằm xem xét cụ thể từng biến độc lập: Dịch vụ nhận tiền gửi (Huy động vốn); Dịch vụ thẻ ATM; Dịch vụ ngân hàng điện tử; Dịch vụ mua bán ngoại tệ; Dịch vụ bảo hiểm, và; Dịch vụ thanh toán tác động như thế nào đến biến Phát triển dịch vụ phi tín dụng. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội diễn tả Phát triển dịch vụ phi tín dụng là:

PHATTRIEN = β0 + β1*NGOAITE + β2*NGANHANG + β3*TIENGUI +

β4 ATM + β5*BAOHIEM + β6*THANHTOAN

Trong đó, NGOAITE = Dịch vụ mua bán ngoại tệ; NGANHANG = Dịch vụ ngân hàng điện tử; TIENGUI = Dịch vụ nhận tiền gửi; ATM = Dịch vụ thẻ ATM; BAOHIEM = Sản phẩm bảo hiểm; THANHTOAN = Dịch vụ thanh toán, là các biến độc lập; Biến THANHTOAN = Phát triển dịch vụ phi tín dụng, là biến phụ thuộc.

 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

Bằng phương pháp phân tích ENTER, mơ hình có R2

là 0,730 và R2 điều chỉnh (R2a) là 0,725, có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 72,5% (Phụ lục 7a, Tóm tắt mơ hình). Nói cách khác, mơ hình giải thích được 72,5% phương sai của biến Y – tức các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng được giải thích bởi 6 biến độc lập trên, cịn lại 27,5% sự biến thiên của các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng là do các yếu tố khác mà trong đề tài này chưa nghiên cứu đến. Giá trị Sig. = 0,00 <0,05 (Phụ lục 7b), cho thấy kết quả hồi quy có thể chấp nhận – có ý nghĩa thống kê (đối với tổng thể).

2.3.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Giá trị Durbin-Watson = 1,718 (Phụ lục 7a, Tóm tắt mơ hình). Hệ số này nằm trong miền chấp nhận giả thuyết khơng có tương quan chuỗi bậc nhất (các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau).

Trị số thống kê F đạt giá trị 131,912 (Phụ lục 7b, Phân tích ANOVA) được tính

từ R2

của mơ hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho, cho rằng tất cả các số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số). Như vậy, mơ hình hồi quy bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Phụ lục 7b, Hệ số thống kê) của các biến

trong mơ hình đều rất thấp: từ 1,008 – 1,819 nhỏ hơn 2, tức là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF > 10 đó là hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 2.18: Kết quả hồi quy

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig. Correlations Collinearity

Statistics

B Std.

Error

Beta Zero-

order

Partial Part Tolerance VIF

1 (Constant) -2,354 ,298 - 7,912 ,000 TIENGUI ,458 ,050 ,374 9,132 ,000 ,744 ,471 ,277 ,550 1,819 ATM ,243 ,050 ,175 4,872 ,000 ,572 ,274 ,148 ,714 1,400 NGOAITE ,065 ,033 ,061 1,992 ,047 ,081 ,116 ,061 ,992 1,008 NGANHANG ,288 ,062 ,171 4,661 ,000 ,590 ,263 ,142 ,682 1,466 THANHTOAN ,422 ,050 ,328 8,387 ,000 ,712 ,441 ,255 ,602 1,660 BAOHIEM ,080 ,039 ,064 2,075 ,039 ,190 ,121 ,063 ,963 1,039

a. Dependent Variable: PHATTRIEN

(Nguồn: Số liệu kết quả điều tra của tác giả, và Phụ lục 7b)

Phương trình hồi quy tuyến tính bội gồm 6 nhân tố có dạng như sau:

PHATTRIEN = β0 + 0,374*TIENGUI + 0,328*THANHTOAN +

0,175*ATM + 0,171*NGANHANG + 0,064*BAOHIEM + 0,061*NGOAITE

Các nhân tố TIENGUI, THANHTOAN, ATM, NGANHANG, BAOHIEM, và NGOAITE đều có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Như vậy, mơ hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập trong mô hình đó là: TIENGUI, THANHTOAN, ATM, NGANHANG, BAOHIEM, và NGOAITE. Như vậy, phương trình hồi quy trên là phù hợp. Trong phương trình hồi quy trên, nhân tố Dịch vụ nhận tiền gửi (TIENGUI, có hệ số Bêta = 0,374) được đánh giá cao nhất; kế đến là nhân tố Dịch vụ thanh tốn (THANHTOAN, có Bêta = 0,328), tác động mạnh thứ 2 trong mơ hình; hai nhân tố Dịch vụ thẻ ATM (ATM, có hệ số Bêta = 0,175), và Dịch vụ ngân hàng điện tử (NGANHANG, có hệ số Bêta = 0,171) tác động mạnh thứ ba và thứ tư trong mơ hình. Tiếp theo là nhân tố Sản phẩm bảo hiểm (BAOHIEM, có hệ số Bêta = 0,064), tác động mạnh thứ năm trong mơ hình. Cuối cùng là nhân tố Dịch vụ mua bán ngoại tệ (NGOAITE, có hệ số Bêta = 0,061), tác động thấp nhất đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.

 Dị tìm sự vi phạm các giả thuyết trong hồi quy tuyến tính

Đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và các giá trị dự đốn chuẩn hóa cho biết, nếu giả định tuyến tính được thỏa mãn (đúng) thì phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, chứ khơng tạo thành một hình dạng nào. Tức là, các trị phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 thì coi như phương sai khơng thay đổi, và do đó giả định tuyến tính khơng bị vi phạm.

Từ biểu đồ phân tán (Phụ lục 8a, Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa) giữa hai biến giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standardized predicted value) và phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên, khơng tạo thành một hình dạng cụ thể nào. Và, như vậy, liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.

Kết quả biều đồ P-P Plot (Phụ lục 8b, Biểu đồ P-Plot) so sánh giữa phân phối tích lũy của phần dư quan sát (Observed Cum Prob) trên trục hoành và phân phối tích lũy kỳ vọng (Expected Cum Prob) trên trục tung, cho thấy phân phối trên là phân phối chuẩn vì các điểm đều nằm gần đường chéo, khơng phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Kiểm tra biểu đồ của phần dư (Phụ lục 8c, Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa) có trung bình (mean) = 0 và độ lệch chuẩn (Std. Dev) = 0,990 (gần = 1), có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, biểu đồ phân bố phần dư có dạng hình chng đều 2 bên. Do đó, có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm [12, tr. 229, tập 1].

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một chiều (One – way ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần nghiên cứu: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, thâm niên công tác, thời gian sử dụng dịch vụ, và sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của khách hàng với biến phụ thuộc (phát triển dịch vụ phi tín dụng). Với các giả thuyết như sau:

H7: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa giới tính của khách hàng.

H8: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm tuổi của khách hàng.

H9: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát

triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm nghề nghiệp.

H10: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa thu nhập của khách hàng.

H11: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm trình độ học vấn của khách hàng.

H12: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với thâm niên cơng tác của khách hàng.

H13: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng.

H14: Khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát

triển dịch vụ phi tín dụng đối với sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của khách hàng.

 Đánh giá sự tác động của giới tính

Kết quả kiểm định phương sai một yếu tố – Giới tính (Phụ lục 10a) trong bảng kiểm định thống kê Levene cho thấy giá trị Sig.= 0,862 lớn hơn 0,05, cho thấy phương sai của các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của 2 nhóm giới tính là bằng nhau, như vậy chấp nhận giả thuyết H7, tức là khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa giới tính nam và

nữ, ở mức độ tin cậy là 95%. Điều này cho thấy, khách hàng nam và nữ có sự đánh giá giống như nhau về các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.

 Đánh giá sự tác động giữa các nhóm tuổi

Bảng kết quả phân tích phương sai – Độ tuổi (Phụ lục 10b: Bảng Kiểm định tính đồng nhất của phương sai – Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa Sig. (p-value) = 0,392 lớn hơn 0,05. Như vậy, phương sai của các nhóm tuổi là bằng nhau, do đó chấp nhận giả thuyết H8, đồng nghĩa với việc khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm

độ tuổi của khách hàng, với độ tin cậy là 95%.

 Đánh giá sự tác động giữa các nhóm nghề nghiệp

Bảng kết quả phân tích phương sai – Nghề nghiệp (Phụ lục 10c: Bảng Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,244 lớn hơn 0,05 trong kiểm định Levene. Có thể kết luận rằng, phương sai của các nhóm nghề nghiệp của khách hàng là như nhau có ý nghĩa, do đó chấp nhận giả thuyết H9. Có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với Nghề nghiệp khác nhau của khách hàng ở mức tin cậy của phép kiểm định là 95% (α = 0,05).

 Đánh giá sự tác động giữa các nhóm thu nhập

Qua bảng kết quả phân tích phương sai – Thu nhập (Phụ lục 10d: Bảng Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa Sig. = 0,980, có thể nói phương sai của các nhóm khơng khác nhau có ý nghĩa, giả thuyết H10 được chấp nhận. Ở mức độ tin

cậy là 95% khơng có sự khác biệt về thu nhập của khách hàng trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.

 Đánh giá sự tác động giữa các nhóm trình độ học vấn

Bảng kết quả phân tích phương sai – Trình độ học vấn (Phụ lục 10e) cho thấy, với mức ý nghĩa của Sig. (p-value) = 0,546, lớn hơn 0,05. Có thể nói phương sai của sự đánh giá giữa các nhóm là giống như nhau, tức là chấp nhận giả thuyết H11, như

vậy khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau.

 Đánh giá sự tác động giữa các nhóm thâm niên cơng tác

Kết quả kiểm định – thâm niên công tác (Phụ lục 10f) trong bảng kiểm định thống kê Levene cho thấy giá trị Sig. = 0,924 lớn hơn 0,05, cho thấy phương sai của

yếu tố này với các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng là bằng nhau, tức là chấp nhận giả thuyết H12: khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa các nhóm khách hàng có thâm niên

công tác khác nhau, ở mức độ tin cậy là 95%.

 Đánh giá sự tác động của thời gian sử dụng dịch vụ

Kết quả kiểm định phương sai một yếu tố – Thời gian sử dụng dịch vụ (Phụ lục 10g) trong bảng kiểm định thống kê Levene cho thấy giá trị Sig. = 0,959 lớn hơn 0,05, cho thấy phương sai của các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của khách hàng là bằng nhau, như vậy chấp nhận giả thuyết H13. Điều này cho thấy, tuy khách hàng có thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau, nhưng có sự đánh giá giống như nhau về phát triển dịch vụ phi tín dụng.

 Đánh giá sự tác động giữa các sản phẩm phi tín dụng

Bảng kết quả phân tích phương sai – Sản phẩm phi tín dụng (Phụ lục 10h: Bảng Kiểm định tính đồng nhất của phương sai – Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa Sig. (p-value) = 0,625 lớn hơn 0,05. Như vậy, phương sai của các nhóm sản phẩm phi tín dụng là bằng nhau, do đó chấp nhận giả thuyết H14, đồng nghĩa với việc khơng có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng giữa của khách hàng, với độ tin cậy là 95%.

2.3.4.4 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình

Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mơ hình bao gồm 6 nhân tố: Dịch vụ nhận tiền gửi (Huy động vốn); Dịch vụ thẻ ATM; Dịch vụ ngân hàng điện tử; Dịch vụ mua bán ngoại tệ; Dịch vụ bảo hiểm, và; Dịch vụ thanh tốn có mối quan hệ với các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng.

- Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu H1, H2, H3, H4 và H5, H6 được chấp nhận.

- Các giả thuyết để so sánh sự khác nhau giữa các đối tượng khi phân tích phương sai ANOVA cho thấy các giả thuyết H7, H8, H9, H10, H11, H12, H13, và H14 đều được chấp nhận.

Như vậy, các yếu tố tác động đến phát triển DVPTD được giải thích bởi các nhân tố: Dịch vụ nhận tiền gửi (Huy động vốn); Dịch vụ thẻ ATM; Dịch vụ ngân hàng điện tử; Dịch vụ mua bán ngoại tệ; Dịch vụ bảo hiểm, và; Dịch vụ thanh tốn. Đồng thời khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về việc đánh giá các yếu tố phát triển dịch vụ

phi tín dụng giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, thâm niên công tác, thời gian sử dụng dịch vụ, và sản phẩm DVPTD của khách hàng.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH BIDV MỸ THO, TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mỹ tho (Trang 79 - 86)