Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tuỳ theo quan điểm nhìn nhận và góc độ phân tích trên các phương diện để xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khác nhau, nhưng nhìn chung khi đánh giá chất lượng thường dùng các chỉ tiêu định tính và định lượng.

1.2.3.1 Chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát, thể hiện ở các nội dung:

- Cho vay đúng đối tượng: Đối tượng được thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định tại các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, HSSVcó hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn... Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu bắt buộc để đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH [15], [16]. - Việc đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, thời gian phục vụ…

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro [15], [16].

- Chất lượng tín dụng với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ

tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế, tăng lợi tức cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa [15], [16].

Do các chỉ tiêu định tính rất khó xác định, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng, nên trên thực tế khi nói đến chất lượng tín dụng thường chú ý đến các chỉ tiêu mang tính định lượng.

1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng

Tương tự như ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng của NHCSXH được đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu như tổng mức đầu tư tín dụng ngày càng tăng lên, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, doanh số thu nợ và dư nợ tăng…Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH:

- Vòng quay vốn tín dụng: Là tỷ số giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong đáp ứng nhu cầu khách hàng [8]:

Vòng quay vốn tín

dụng =

Doanh số thu nợ

(1.1) Dư nợ bình quân năm

Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn cho vay của ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa với một số vốn nhất định, công tác thu nợ tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao. Vòng quay tốn tín dụng nhanh giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các đối tượng vay vốn, mặt khác ngân hàng có thể thực hiện tái đầu tư cho các doanh nghiệp, các tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là mức độ rủi ro thấp, việc sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả, đúng mục

đích làm cho vốn vay sinh lời. Tỷ lệ nợ quá hạn cao rủi ro tín dụng lớn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, tái tín dụng và ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng [8].

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

(1.2) Tổng dư nợ

- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng [8]. Chỉ tiêu này có thể xác định theo công thức: Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = Số tiền sử dụng sai mục đích (1.3) Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược lại.

- Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này được tính như sau [8]:

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng dư nợ

(1.4) Tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng

Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân số học.

- Số việc làm được tạo ra cho xã hội, số học sinh – sinh viên được đi học, số hộ thoát nghèo…Các chỉ tiêu này sẽ giúp NHCSXH đánh giá một cách đầy đủ về chất lượng của các khoản vay thuộc các chương trình tín dụng theo quy định [15], [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)