huyện Phú Lương
- Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Phú Lương; nguồn NSNN cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách đôi khi chưa kịp thời.
- Một số chương trình tín dụng chính sách tuy có thời hạn cho vay dài nhưng chưa cân đối được nguồn lực tương ứng.
- Một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến làm gia tăng nợ quá hạn.
- Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn.
- Một số thách thức trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính. Mặc dù NHCSXH huyện Phú Lương đã làm tốt dịch vụ tín dụng, quản lý tốt vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách và cố gắng mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác như huy động tiết kiệm, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền... nhưng do địa bàn hoạt động rộng, giao dịch đến tận xã, đến cả vùng sâu, vùng xa, hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ dân trí còn nhiều bất cập... nên việc tăng cường các sản phẩm về dịch vụ tài chính vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
- Công tác tuyên truyền của NHCSXH huyện Phú Lương để nâng cao nhận thức của người dân về tín dụng chính sách cũng gặp không ít khó khăn. Người nghèo và các đối tượng chính sách sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên cũng hạn chế trong nhận thức, đặc biệt là về dịch vụ tài chính. Vẫn còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ cho không, cấp phát của Nhà nước. Một số hộ dân chưa biết vay vốn để làm gì do chưa có phương án sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.