Hoàn thiện cơ chế cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 94)

Lương

Cơ chế cho vay có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Như đã phân tích ở chương 2, tại NHCSXH huyện Phú Lương, việc ủy thác cho các Hội, Đoàn thể , tổ TK&VV chưa quy định trách nhiệm cụ thể cho các UBND xã, thị trấn dẫn đến việc thực hiện các chương trình tín dụng chưa đồng đều. Một số tổ TK&VV chưa có quy chế thu chi rõ ràng. Việc cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của UBND các xã, thị trấn chưa kịp thời, có nơi còn chậm dẫn đến việc kiểm tra danh sách để NHCSXH cho vay còn hạn chế. Các biện pháp mà NHCSXH huyện Phú Lương cần thực hiện trong thời gian tới nhằm khắc phục tồn tại nêu trên là:

- Quy định trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo UBND xã, phường trong việc xác nhận danh sách hộ nghèo và các ĐTCS được vay vốn. Hiện nay, NHCSXH đang áp dụng hình thức uỷ thác một số công việc trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS qua các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường chỉ đạo việc thành lập Tổ TK&VV, bình xét hộ vay, mức tiền vay…Trình UBND cấp xã, phường phê duyệt. Hình thức cho vay uỷ thác giúp tiết giảm được chi phí, nhân lực cho NHCSXH. Đây vẫn là phương thức cho vay hộ nghèo cơ bản vì số lượng hộ nghèo lớn, món vay nhỏ, việc ngân hàng trực tiếp cho vay sẽ dẫn đến tổ chức bộ máy cồng kềnh, tốn kém chi phí về trụ sở, cơ sở vật chất khác. Nhưng để nâng cao được chất lượng tín dụng thì cần có chế tài, qui trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo UBND xã, phường trong xác nhận danh sách hộ nghèo vay vốn, đảm bảo vốn vay đến được đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng nguồn vốn rẻ.

- Thực hiện nghiêm túc việc trả nợ phân kỳ đến hạn. Hiện nay, NHCSXH phân kỳ hạn cho vay hộ nghèo là hình thức, trường hợp người vay không trả được nợ không cần làm thủ tục gia hạn nợ, không chuyển nợ quá hạn, khoản nợ đó tự được chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Việc không thực hiện nghiêm túc việc trả nợ này sẽ làm giảm ý thức trả nợ của hộ vay, tăng gánh nặng trả nợ khi đến cuối kỳ. Để thực hiện nghiêm túc được qui định trả nợ này đòi hỏi NHCSXH phải có qui định cụ thể về kỳ hạn trả nợ

đối với từng đối tượng vay vốn, phải phù hợp với chu kỳ SXKD để hộ vay có khả năng trả nợ.

- Có cơ chế thu, chi rõ ràng đối với tài chính của Tổ TK&VV. Theo quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV thì tổ được NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ, quản lý nợ vay, thực hiện ủy nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của Tổ. Trong quy định, hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn không phải trả bất kỳ một khoản phí nào (được miễn phí làm hồ sơ, thủ tục), chỉ phải trả lãi suất tiền vay. Nhưng Ban quản lý tổ, lãnh đạo Hội, đoàn thể có thể lợi dụng, họ có thể thu phí của hộ vay dưới hình thức biến tướng là thu quỹ tổ. Việc chi tiêu của quỹ tổ cũng chưa có qui định về giám sát và quyết toán quỹ tổ. - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch xã, thị trấn. Việc giao dịch với khách hàng của NHCSXH thông qua tổ giao dịch xã, thị trấn tại điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND xã, thị trấn. Nhiệm vụ của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, thu nợ,... với mục tiêu là hộ vay không phải đến giao dịch tại trụ sở ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng cho vay, phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tốt nhất thì phải ngày càng nâng cao chất lượng tổ giao dịch xã, thị trấn và điểm giao dịch xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)