Hoàn thiện mạng lưới hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương huyện Phú Lương

NHCSXH huyện Phú Lương là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách của huyện. Ngân hàng có các tổ giao dịch, làm việc tại điểm giao dịch tại xã. Hiện tại, huyện Phú Lương có 15 điểm giao dịch cấp xã (mỗi xã, thị trấn có 01 điểm giao dịch) và 325 tổ TK&VV. Địa điểm giao dịch tại các xã chưa thuận lợi cho khách hàng vì đặc điểm địa hình rộng, dân cư phân tán. Các điểm giao dịch xã chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng như máy tính, máy in, hệ thống mạng Internet. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng làm nhiệm vụ chuyên trách còn ít so với địa bàn rộng lớn. Để nâng cao chất lượng tín dụng, mạng lưới hoạt động của NHCSXH huyện Phú Lương cần hoàn thiện theo hướng sau:

3.3.1.1 Bố trí thêm điểm giao dịch tại xã và tăng số lượng cán bộ tín dụng

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH huyện Phú Lương đều được thực hiện tại điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại xã. Các điểm giao dịch tại các xã trên địa bàn huyện Phú Lương đều được bố trí chủ yếu ở tại hội trường UBND xã; phía ngoài treo biển giao dịch (có quy định ngày, giờ giao dịch); thông báo chính sách tín dụng; thông báo lãi suất; danh sách dư nợ các chương trình tín dụng; hòm thư góp ý; bên trong có nội quy giao dịch. Tuy nhiên, để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; trong thời gian tới NHCSXH huyện Phú Lương tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hướng:

- Đối với các xã, thị trấn có diện tích lớn như thị trấn Đu, xã Phú Đô, xã Cổ Lũng, xã Vô Tranh, xã Yên Trạch, xã Hợp Thành, số hộ nhiều thì nên có 2 điểm giao dịch để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vây. Các điểm giao dịch xa đường quốc lộ, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lần đầu đến làm việc tại điểm giao dịch. Mọi hoạt động như: Giải ngân, thu lãi, thu gốc, thu tiết kiệm, trả hoa hồng, phí ủy thác, thù lao cho cán bộ cấp xã thực hiện tại điểm giao

dịch. Mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đều phải được công khai kịp thời tại điểm giao dịch.

- Theo số liệu của NHCSXH huyện Phú Lương, hiện nay cán bộ tín dụng của ngân hàng chỉ có 5 người trong tổng số 12 cán bộ của ngân hàng. Số lượng cán bộ tín dụng như vậy là quá ít so với địa bàn rộng và phân tán như huyện Phú Lương. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, ngân hàng cần tăng cán bộ tín dụng để trực giao dịch tại xã từ 5 người lên 10 người, số ngày trực tại điểm giao dịch tăng lên (mỗi điểm giao dịch tại xã trực 02 lần/01 tháng).

3.3.1.2 Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn

a. Tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội:

Do đặc điểm đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nằm ở khắp mọi miền đất nước; nhất là miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo điều kiện tiết giảm chi phí cho người vay, NHCSXH thực hiện phát tiền vay trực tiếp đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại xã. Do biên chế cán bộ ít và nhằm tiết giảm chi phí nên NHCSXH huyện Phú Lương đã thực hiện cơ chế ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên); có 09 công đoạn trong quy trình tín dụng thì NHCSXH ủy thác 06 công đoạn, từ việc tuyên truyền chính sách của Chính phủ đến người dân; hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và họp bình xét hộ được vay vốn; thông báo kết quả cho vay đến người vay; kiểm tra giám sát và đôn đốc người vay trả nợ; phối hợp với NHCSXH để xử lý rủi ro; thực hiện thu lãi; tổ chức tập huấn cho cán bộ hội và ban quản lý tổ vay vốn.

Trong thời gian qua công tác ủy thác cho vay thông qua các tổ chức hội tại NHCSXH huyện Phú Lương vẫn còn một số tồn tại như: Ban quản lý Tổ TK&VV ở một số xã như Phủ Lý, Yên Trạch, Yên Ninh, Ôn Lương hoạt động chưa đều, Ban quản lý có 02 người (Tổ Trưởng và Tổ phó) nhưng chỉ có 01 Tổ Trưởng hoạt động, Tổ không sinh hoạt theo quy định, chưa thực hiện đầy đủ nội dung công việc do NHCSXH ủy nhiệm. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác cấp dưới, Tổ TK&VV tại một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, kiểm tra chưa phát

hiện được tồn tại sai sót…Do đó, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

- Duy trì thường xuyên lịch giao ban giữa NHCSXH với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác theo định kỳ (cấp huyện 02 tháng/lần, cấp xã 01 tháng/lần).

- Về nội dung giao ban: Các tổ chức hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động ủy thác của tổ chức mình trong quý; rút ra những việc làm tốt và tồn tại, nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp khắc phục; đồng thời để ra nhiệm vụ thời gian tới. NHCSXH có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí ủy thác... Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận ủy thác các văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH.

- Ngoài ra, hàng tháng giữa NHCSXH huyện và tổ chức hội các cấp thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau về tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhận ủy thác.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác cấp dưới, Tổ TK&VV (kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất).

b. Tổ tiết kiệm và vay vốn:

Tổ TK&VV (gọi tắt là tổ) được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Hộ nghèo muốn vay vốn NHCSXH thì phải là thành viên của tổ (phải vào tổ); việc bình xét hộ nào được vay, số tiền bao nhiêu, thời gian vay, thời gian trả nợ đều được thực hiện ở tổ; nếu trong quá trình sử dụng vốn hộ vay bị rủi ro thì tổ là nơi lập biên bản đề nghị cấp trển xử lý. Do đó, củng cố tổ chức lại tổ tại thôn, bản là một trong những khâu trọng yếu, quyết định chất lượng hoạt động của tín dụng chính sách. Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, NHCSXH huyện Phú Lương đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ TK&VV. Tại NHCSXH

huyện Phú Lương, nợ quá hạn của các tổ chức hội đoàn thể ủy thác tăng do các tổ TK&VV có chất lượng tín dụng yếu kém tăng lên (nợ quá hạn tăng, tổ trưởng thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn thực hiện nghĩa vụ đối với NHCSXH); hoạt động giữa các tổ không đồng đều vì trình độ dân trí các vùng khác nhau.Để tổ vay vốn thực sự là "cầu nối" giữa NHCSXH với khách hàng thì trong thời gian tới NHCSXH cần phải tiếp tục sắp xếp, củng cố, kiện toàn lại tổ vay vốn như sau:

- Thành lập tổ phải theo địa bàn xóm, bản mỗi xóm, bản tối thiểu 01 tổ; số lượng thành viên một tổ từ 25 - 50 người; nhất thiết không thành lập theo liên xóm; số lượng tiền vay trong một tổ duy trì thường xuyên 200 triệu đồng trở lên, duy trì việc sinh hoạt đều đặn theo quy định (01 tháng/lần). Nội dung sinh hoạt tổ phải thiết thực và bổ ích. Trong sinh hoạt tổ có thể kết hợp tập huấn các nghiệp vụ như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để tăng cường năng lực SXKD cho người vay; tăng cường sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên trong tổ.

- NHCSXH kết hợp với các tổ chức nhận ủy thác cấp huyện, xã tăng cường công tác đào tạo tập huấn đối với ban quản lý tổ. Ban quản lý tổ nên có 03 người, tốt nhất là người làm kinh tế giỏi, không phải hộ nghèo. Thành viên ban quản lý tổ phải là những người có sức khỏe, có uy tín với nhân dân, có khả năng làm việc lâu dài cho tổ và không phải là ban chấp hành hội cấp xã.

- Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các tổ trưởng TK&VV. Tùy từng tình hình thực tế của các xã mà các tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện củng cố sáp nhập, thành lập tổ mới…Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến hành bình xét phảo tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả vốn. Định kì kiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi chép sổ sách của tổ TK&VV. Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của NHCSXH, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các tiêu cực ở các xã. - Việc bình xét hộ vay vốn phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động giúp cho nâng cao được chất lượng tín dụng, cụ thể là làm giảm tình hình nợ nợ quá hạn và nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng vốn do hiện nay tổ

trưởng tổ vay vốn lợi dụng trình độ dân trí thấp cũng như sự kém hiểu biết của người nghèo, trong khi mạng lưới hoạt động ở nhiều điểm giao dịch tại xã vẫn chưa được đầy đủ. Thông qua việc đẩy mạnh tín dụng ủy thác các tổ chức Chính trị - Xã hội cũng như Tổ TK&VV giúp cho hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý vốn ủy thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)