Sau 15 năm hoạt động, từ việc tiếp cận gần hơn với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đến việc giúp hộ nghèo thoát nghèo, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động không nhỏ của tỉnh là một bước tiến dài của NHCSXH huyện Phú Lương. Vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, con người, hạn chế về kinh nghiệm… NHCSXH huyện Phú Lương đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao. Từ việc ủy thác từng phần cho 4 tổ chức Chính trị - Xã hội đến việc đặt các điểm giao dịch tại 15/15 xã, thị trấn trên toàn huyện là một cố gắng rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức NHCSXH huyện Phú Lương. Được sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đón nhận của hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn, có thể khẳng định đây là bước đi đúng đắn, hiệu quả.
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng nguồn vốn Ngân hành chính sách xã hội huyện Phú Lương thực hiện đạt 401.836 triệu đồng, tăng 41.809 triệu đồng so với năm 2017. Trong đó, nguồn vốn Trung ương là 368.978 triệu đồng; nguồn vốn địa phương là 3.911 triệu đồng gồm nguồn địa phương cấp tỉnh 2.150 triệu đồng; nguồn địa phương huyện 1.761 triệu đồng. Ngoài ra, nguồn vốn huy động được 29.947 triệu đồng gồm nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ 18.064 triệu đồng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, các nhân là 10.883 triệu đồng. Tính đến hết tháng 12/2018, Ngân hành chính sách xã hội huyện đã thực hiện tổng dư nợ cho vay đạt 371.925 triệu đồng, so với thời điểm 31/12/2017 tăng 41.809 triệu đồng. Năm 2018, Ngân hành chính sách xã hội huyện đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể ủy thác cho 13.541 hộ khách hàng vay tiền theo các chương trình tín dụng. Qua thẩm định vốn vay các hộ đều thực hiện đúng cam kết, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích phát huy hiệu quả.
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương