Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội xã hội

1.2.5.1 Các nhân tố khách quan

a. Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ phát triển kinh tế có sự tác động trực tiếp và rõ nét tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, không phát triển được thì hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn. Vào thời điểm này thì người dân lo sợ sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả, khi đó nhu cầu vay vốn trong thời kỳ này sẽ giảm, với những khoản tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế được ổn định có xu hướng phát triển thì sẽ rất thuận lợi với hoạt động tín dụng. Lúc này nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ chính sách là rất cao vì lãi suất ưu đãi, khả năng sản xuất kinh doanh có thể mang lại hiệu quả, có thể giúp mang lại nguồn thu nhập cao hơn, tạo ra công ăn việc làm. Với nền kinh tế ổn định là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ chính sách diễn ra bình thường không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng. Khi đó khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng của hộ nghèo, hộ chính sách được đảm bảo, người dân an tâm sản xuất tạo ra lợi nhuận, khi đó tỷ lệ nợ quá hạn ít, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đảm bảo.

b. Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước: Vì là ngân hàng hoạt động theo chỉ định của Nhà nước, Chính phủ. Do đó hoạt động tín dụng của NHCSXH được Nhà nước ưu tiên để phát triển kinh tế cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa từ đó sẽ đảm bảo được sự phát triển cân đối theo từng ngành, lĩnh vực, vùng miền trên cả nước.

c. Chính sách lãi suất: Chính sách lãi suất của cơ quan quản lý Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Với lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất của các ngân hàng thương mại thì đối tượng xin vay vốn của NHCSXH là rất lớn.

d. Chất lượng khách hàng: Tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách là tín dụng tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Do đó mọi biểu hiện xấu tốt của hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng. Nếu hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn và tuân thủ theo đúng quy định thì vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng làm cho chất lượng tín dụng cũng tăng lên. Ngược lại nếu hộ nghèo, hộ chính sách sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì ảnh hưởng tới thu nợ, thu lãi, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng kém làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút.

1.2.5.2 Các nhân tố chủ quan

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng, liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng gồm: chính sách, công tác tổ chức, trình dộ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát và trang thiết bị hoạt động.

a. Chính sách tín dụng: Bao gồm các yếu tố về giới hạn mức cho vay, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng... Chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào đều tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng cần được xây dựng một cách hợp lý vừa tuân thủ nguyên tắc vay vốn theo quy định của chính phủ vừa có sự linh hoạt nhất định. Sự linh hoạt thể hiện ở sự đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường. NHCSXH hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách là chính sách tín dụng ưu đãi, giúp các đối tượng chính

sách tiếp cận được vốn lãi suất thấp, chính sách tín dụng này thu hút được nhiều đối tượng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đến vay vốn, đảm bảo hoạt động tín dụng của NHCSXH đúng Pháp luật cũng như đường lối, chính sách của Nhà nước.

b. Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức bao gồm các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

c. Khả năng quản trị của ngân hàng: NHCSXH phục vụ đối tượng khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính sống phân tán ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, ít tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng có mạng lưới phủ khắp không chỉ tới cấp huyện mà thậm chí tới cấp xã. Có như vậy mới tạo được cơ hội tiếp xúc với đồng vốn là ngang nhau giữa các vùng miền, đảm bảo mục tiêu đã đề ra của Chính phủ. Tuy nhiên với kinh phí hạn hẹp của NHCSXH làm sao vừa mở rộng mạng lưới mà không phải bỏ chi phí quá lớn. Việc quản lý mạng lưới rộng khắp như vậy đòi hỏi khả năng quản trị tốt, nếu không sẽ dẫn đến giảm khả năng phục vụ của ngân hàng hoặc việc kiểm soát vốn vay thiếu chặt chẽ dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích, chậm thu hồi vốn gốc và lãi, thậm chí mất vốn. Giải quyết mâu thuẫn trên là tiền đề nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH. Quản trị điều hành phải được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong hệ thống NHCSXH, giữa NHCSXH với các ban ngành liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng vay theo từng thời kỳ, giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản vay cũng như thực hiện tốt các hoạt động khác của ngân hàng.

d. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng (nhất là cán bộ tín dụng): Đặc thù của NHCSXH là phục vụ khách hàng tại các điểm giao dịch chứ không phải tại trụ sở ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn có

trình độ nhận thức không cao, dễ tự ti mặc cảm nên phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về ngân hàng. Vậy làm sao để khách hàng sau khi nhận tiền vay cảm nhận được ngân hàng là người bạn gần gũi, thân thiện và thực sự muốn giữ chữ “tín” với ngân hàng sau khi nhận tiền vay. Điều này đòi hỏi người cán bộ không chỉ có trình độ, năng lực để giải quyết công việc theo đúng quy trình nghiệp vụ mà còn có một chữ “tâm” với nghề, nghĩa là có phẩm chất đạo đức tốt để không bị vướng vào tham ô, lợi dụng, xâm tiêu làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

e. Kiểm tra giám sát nội bộ: Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn, việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thu tục tín dụng, từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

f. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.

g. Nhóm các yếu tố từ phía các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm:

- Ủy ban nhân dân: UBND các cấp đóng vai trò chỉ đạo các ban ngành đoàn thể có liên quan cùng phối hợp với NHCSXH thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi. Trong đó chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban đại diện NHCSXH cấp huyện, trực tiếp ký các quyết định quan trọng về kế hoạch tín dụng, phân bổ vốn, chỉ đạo UBND

cấp xã trong phối hợp thực hiện cho vay, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn của NHCSXH. UBND cấp xã trực tiếp ký xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn do tổ TKVV gửi lên, phối hợp thành lập ban xử lý nợ khó đòi [19]. Sự phối hợp tốt của UBND cấp xã góp phần đẩy nhanh tốc độ giải ngân, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn.

- Hội đoàn thể nhận ủy thác: NHCSXH ủy thác cho các Hội đoàn thể 06 công đọan trong quy trình cho vay như sau [19]:

+ Thông báo và phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi, chỉ đạo tổ chức họp xét vay vốn. + Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp kết nạp thành viên mới, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động tổ.

+ Phối hợp với ban quản lý tổ kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả gốc, lãi theo định kỳ đã thỏa thuận, thông báo kịp thời cho ngân hàng CSXH về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

+ Đôn đốc ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ TK&VV thực hiện việc: thu lãi, thu tiết kiệm, đôn đốc hộ vay đem tiền đến điểm giao dịch xã trả lãi, tiết kiệm theo định kỳ đã thỏa thuận. Phối hợp với NHCSXH cấp huyện xếp loại tổ theo định kỳ hàng năm để loại bỏ những tổ yếu kém.

+ Chỉ đạo, theo dõi kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV và hộ cấp dưới. Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn; hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan.

+ Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách ưu đãi của chính phủ. Tổ chức họp định kỳ để đánh giá hoạt động, bàn biện pháp xử lý các tồn tại, đưa ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ hội, cán bộ tổ TK%VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền chủ trương chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi để giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả .

Toàn bộ 06 công đoạn trên đây thì tổ chức hội cấp xã thực hiện hết 06 công đoạn, tổ chức hộ cấp trung ương, tỉnh, huyện thực hiện 02 công đoạn cuối. Tổ chức hội đóng vai trò quan trọng trong quy trình cho vay bao gồm các công đoạn cả trước và sau khi cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)