Hội, Đoàn thể nhận ủy thác
2.3.3.1 Hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn
Tổ tiết kiệm và vay vốn (gọi tắt là tổ) được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Các đối tượng chính sách muốn vay vốn NHCSXH thì phải là thành viên của tổ (phải vào tổ); việc bình xét hộ nào được vay, số tiền bao nhiêu, thời gian vay, thời gian trả nợ đều được thực hiện ở tổ; nếu trong quá trình sử dụng vốn hộ vay bị rủi ro thì tổ là nơi lập biên bản đề nghị cấp trên xử lý. Đến 31/12/2018, Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tại NHCSXH huyện Phú Lương có 325 Tổ TK&VV trong đó Hội Nông dân có 114 tổ, Hội Phụ nữ có 102 tổ, Hội Cựu chiến binh có 54 tổ, Đoàn Thanh niên có 55 tổ. Ban quản lý Tổ TK&VV có đủ 02 thành viên (Tổ Trưởng và Tổ Phó); triển khai, thực hiện nghiêm túc Quy ước hoạt động của Tổ.
2.3.3.2 Hoạt động ủy thác với các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác
NHCSXH huyện Phú Lương ủy thác một số công đoạn cho 4 tổ chức chính trị - xã hội, gồm các khâu như:
- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên, bầu Ban Quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH.
- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận.
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
Trong những năm qua, sự phối hợp về hoạt động ủy thác giữa NHCSXH huyện Phú Lương với các tổ chức Hội, Đoàn thể đã được quan tâm. Tổ chức Hội, Đoàn thể thường xuyên bám sát việc thực hiện công việc do NHCSXH ủy nhiệm cho Tổ TK&VV, việc chấp hành quy chế hoạt động của Tổ TK&VV, quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ; theo dõi và đôn đốc việc trả nợ gốc khi đến hạn, trả lãi hàng tháng theo thỏa thuận; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của chất lượng tín dụng. NHCSXH và Hội, Đoàn thể nhận ủy thác huyện thực hiện duy trì giao ban 3 tháng/1 lần; nội dung giao ban đã tập trung đánh giá những ưu điểm và hạn chế, tồn tại trong thực hiện công việc uỷ thác; tổ chức Hội, Đoàn thể thường xuyên phối hợp với NHCSXH nắm bắt thông tin, số liệu hoạt động ủy thác; bàn bạc biện pháp tháo gỡ những tồn tại và khó khăn tại cơ sở, đặc biệt quan tâm tìm biện biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.
Dư nợ phân theo từng tổ chức Hội, Đoàn thể được thể hiện trong Bảng 2.7. Năm 2016, NHCSXH ủy thác cho vay qua 4 Tổ chức Hội, Đoàn thể là 11/11 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ ủy thác là: 309.886 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 96,4%/tổng dư nợ cho vay; tăng 17.687 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2018 dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là 352.644 triệu đồng chiếm tỷ lệ 94,8%/tổng dư nợ của NHCSXH với 325 tổ TK&VV. Dư nợ phân theo từng tổ chức Hội, Đoàn thể có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 2.7 Dư nợ phân theo từng tổ chức Hội, Đoàn thể
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung chỉ tiêu
Kết quả các năm So sánh các năm
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%)
1 Hội Nông dân 108.950 109.828 116.096 124.801 878 0,81 6.268 5,71 8.705 7,50 2 Hội Phụ nữ 101.790 109.975 115.305 121.683 8.185 8,04 5.330 4,85 6.378 5,53 3 Hội Cựu Chiến binh 37.890 43.650 48.852 51.650 5.760 15,20 5.202 11,92 2.798 5,73 4 Đoàn Thanh niên 43.569 46.433 50.972 54.510 2.864 6,57 4.539 9,78 3.538 6,94
Tổng cộng 292.199 309.886 331.225 352.644 17.687 6,05 21.339 6,89 21.419 6,47
2.3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát
2.3.4.1. Hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp
Tổ chức hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH huyện Phú Lương được thực hiện theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp. Hiện nay Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Phú Lương có 26 thành viên, trong đó thành viên Ban đại diện là lãnh đạo phòng ban huyện có 11 thành viên, Trưởng Ban do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm; cấp xã có 15 đồng chí là Chủ tịch UBND xã, thị trấn là thành viên.
Ban đại diện đã kịp thời phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu nguồn vốn tín dụng chính sách cho các xã, thị trấn; chỉ đạo các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác, các Tổ TK&VV kịp thời phối hợp với NHCSXH thực hiện giải ngân theo chỉ tiêu thông báo, tập trung đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi đến hạn, kịp thời cho vay quay vòng, không để ứ đọng lãng phí nguồn vốn, tích cực xử lý các khoản nợ xấu.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã quan tâm và coi trọng công tác kiểm tra, giám sát đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội nhằm phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động tín dụng chính sách, đồng thời đánh giá đúng chất lượng tín dụng chính sách thực tế tại cơ sở cũng như tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Phòng giao dịch NHCSXH huyện tham mưu, trình Trưởng Ban đại diện HĐQT xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và có lịch phân công cụ thể cho từng thành viên Ban đại diện thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Năm 2016, Ban đại diện NHCSXH huyện đã thực hiện kiểm tra, giám sát được 16/16 lượt xã, 23/344 lượt tổ TK&VV và 30/13.376 lượt hộ vay vốn. Năm 2017, Ban đại diện NHCSXH huyện đã thực hiện kiểm tra, giám sát được 15/15 lượt xã, 35/325 lượt tổ TK&VV và 97/13.409 lượt hộ vay vốn. Năm 2018, Ban đại diện thực hiện kiểm tra, giám sát được 23/15 lượt xã, 57/325 lượt tổ TK&VV và 104/13.541 lượt hộ vay vốn. Qua số liệu trên ta thấy, tỷ lệ các tổ TK&VV và số hộ vay vốn được kiểm tra, giám sát qua Ban đại diện tương đối thấp.
2.3.4.2. Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHCSXH
Hàng năm, công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ thực hiện theo chương trình kiểm tra nội bộ của NHCSXH Việt Nam và chương trình kiểm tra của NHCSXH huyện Phú Lương, Phòng kiểm tra kiểm toán bội bộ NHCSXH tỉnh là đơn vị đầu mối, hàng năm phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra toàn diện hoạt động của các phòng giao dịch trong tỉnh, tổ chức phúc tra kết quả chỉnh sửa sau kiểm tra đối với các phòng giao dịch huyện này; kiểm tra hoạt động của một số Ban xóa đói giảm nghèo, Hội nhận ủy thác cấp xã, Tổ TK&VV và hộ vay vốn theo quy định.
Kết thúc các năm, NHCSXH huyện Phú Lương đều đánh giá kết quả được kiểm tra, rút ra bài học kinh nghiệm, chấn chỉnh những sai sót tồn tại trong năm. Kết quả kiểm tra của NHCSXH huyện Phú Lương trong 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018 được thể hiện trong Bảng 2.8.
Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra vay vốn
Nội dung chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số hộ Số tiền (trđ) Số hộ Số tiền (trđ) Số hộ Số tiền (trđ) Số hộ Số tiền (trđ) 1. Số hộ vay vốn 13.271 306.307 13.376 321.335 13.409 347.252 13.541 371.925 2. Số hộ được kiểm tra 315 2.220 330 2.335 351 2.430 358 2.545 - Sử dụng đúng mục đích vay 312 2.150 325 2.250 343 2.340 348 2.450 - Sử dụng sai mục đích vay 3 70 5 85 8 90 10 95 3. Tỷ lệ số hộ
được kiểm tra (%) 2,37 0,72 2,47 0,73 2,62 0,7 2,64 0,68 4. Tỷ lệ sử dụng
sai mục đích (%) 0,95 3,15 1,52 3,64 2,28 3,7 2,79 3,73
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương
Qua số liệu trong Bảng 2.8 cho thấy, hộ sử dụng vốn vay sai mục đích có chiều hướng tăng lên qua các năm; năm 2015 với số hộ được kiểm tra 315 hộ số tiền được kiểm tra 2.220 triệu đồng, phát hiện 3 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích với số tiền sử dụng sai 70 triệu đồng, năm 2016 phát hiện 5 hộ sử dụng vốn sai (tăng 2 hộ), đến cuối năm 2018 phát hiện được 10 hộ sử dụng sai mục đích, số tiền 95 triệu đồng. Chứng tỏ các phương án, dự
án xây dựng để vay vốn NHCSXH chưa hiệu quả, thiếu thực tế, không tạo ra sản phẩm phát triển kinh tế; dẫn đến tình trạng hộ gia đình không chủ động, thiếu kế hoạch trả nợ khi đến hạn, không trả được nợ vay, làm cho nợ xấu, có khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng. Theo số liệu trong Bảng 2.8 cũng cho thấy tỷ lệ các hộ vay vốn được kiểm tra chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số hộ vay vốn, dao động trong khoảng 2,37% - 2,64%. Tỷ lệ số tiền vay vốn được kiểm tra cũng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ (0,68% - 0,72%). Trong số hộ được kiểm tra, số hộ sử dụng vốn vay sai mục đích chiếm tỷ lệ 0,95% - 2,79% và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện một thực trạng không tốt