Tăng cường công tác ngăn ngừa và xử lý triệt để nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 93)

Nợ quá hạn là môt trong những tiêu chí phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng và là dấu hiệu báo trước khả năng có thê gây thiệt hại đối với ngân hàng. Chính vì vậy việc phòng ngừa, khống chế nợ quá hạn tới mức thấp nhất là vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Tuy nhiên, từ khi phát hiện nợ quá hạn đến thời điểm xử lý dứt điểm món nợ là cả một quá trình rất phức tạp. Xử lý nợ quá hạn tốt sẽ đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, củng cố được niền tin, uy tín với khách hàng. Thực tế, hoạt động của NHCSXH huyện Phú Lương giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao và có xu hướng tăng lên, bên cạnh đó công tác xử lý nợ quá hạn vẫn chưa thật triệt để và linh hoạt. Vì vậy giải pháp để ngăn ngừa, khống chế và xử lý nợ quá hạn cần áp dụng như sau:

3.3.4.1 Giải pháp phòng ngừa, hạn chế nợ quá hạn phát sinh

Phòng ngừa, hạn chế nợ quá hạn phát sinh là giải pháp chủ yếu trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng. NHCSXH huyện Phú Lương cần áp dụng các biện pháp sau đây nhằm ngăn ngừa, hanjc hế nợ quá hạn phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng:

- Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần quan tâm giám sát, theo dõi chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu xảy ra sai phạm như: sử dụng vốn không đúng mục đích xin vay, chiếm dụng vốn, cần có biện pháp xử lý kịp thời, bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi biến động về tình hình sử sụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời can thiệp, xử lý khi xảy ra sự cố. Cán bộ tín dụng có thể tham gia cùng bàn bạc, cố vấn cho khách hàng hướng xử lý và các giải pháp để bảo toàn vốn; ngoài ra có thể kiểm soát các nguồn thu nhập, chi phí của khách hàng để tập trung nguồn trả nợ khi cần thiết.

- Áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro: Rủi ro luôn tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng ở mỗi ngân hàng, vì vậy bắt buộc nhà quản lý ngân hàng phải nghiên cứu tìm ra các biện

pháp nhằm hạn chế những rủi ro như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý, khoanh nợ...

- Lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng là cơ sở để duy trì mức vốn tự có, vốn điều lệ của ngân hàng, tránh được những biến động lớn ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Biện pháp này sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những tổn thất do các rủi ro tín dụng gây ra.

- Xây dựng hệ thống tin tức tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò trong việc quản lý, đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan đến khoản vay, quản lý và giám sát khoản vay. - Nâng cao vai trò của Tổ TK&VV: Hiện nay, đơn vị cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay không phải thế chấp tài sản mà thông qua Tổ TK&VV. Tổ TK&VV gồm một nhóm người cùng sinh sống gần nhau tại các tổ, thôn, xóm, có qui ước cùng cộng đồng trách nhiệm trong việc vay vốn ngân hàng, được UBND xã công nhận và cho phép hoạt động, ưu điểm của cho vay qua tổ là sử dụng sức ép của các thành viên trong tổ yêu cầu các thành viên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp, có thành viên nào đó không trả được nợ thì các thành viên còn lại sẽ cộng đồng, hỗ trợ hộ vay trả nợ. Nếu tổ mà không trả được nợ sẽ chuyển nợ quá hạn và chờ thu nợ xong sẽ cho vay lại đối với những thành viên chưa thoát nghèo có nhu cầu.

- Phân kỳ hạn trả nợ thành nhiều kỳ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh giúp hộ vay giảm bớt áp lực về nguồn tiền trả nợ cuối kỳ. Việc thực hiện trả nợ theo kỳ hạn đã được định ra phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trường hợp nợ phân kỳ đến hạn, hộ vay không trả được nợ thì đó được coi là nợ quá hạn của tổ.

- Triệt để tận thu gốc các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xâm tiêu và các khoản thu khác bằng giao khoán mọi chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng.

3.3.4.2 Xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt

Khi các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trên vẫn không có tác dụng, nợ quá hạn vẫn xảy ra thì ngân hàng phải có các biện pháp cụ thể để xử lý triệt để các khoản nợ quá

hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như biện pháp xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tài chính của khách hàng và thái độ đối với những khoản vay đó. Chính vì vậy để thu hồi được nợ quá hạn thì không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng mà còn từ phía khách hàng. Các giải pháp nên thực hiện là:

- Động viên, thuyết phục khách hàng trả nợ. Giải pháp động viên, thuyết phục khách hàng để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với khoản vay là việc làm cần thiết đối với ngân hàng.

- Quan tâm, tạo điều kiện trong phạm vi, quyền hạn cho phép đối với những khách hàng có khó khăn thức sự (như hộ nghèo). Khi khách hàng có nguồn trả nợ, ngân hàng tiến hàng thu gốc trước, thu lãi sau. Đồng thời nếu xét thấy những món nợ quá hạn pháp sinh do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (hạn hán, bão lũ, dịch bệnh...) và khi khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh mới, ngân hàng thẩm định thấy có hiệu quả, tạo ra nguồn để trả nợ quá hạn thì ngân hàng có thể cho vay vốn mới đối với những khách hàng này.

- Thực hiện thu tiết kiệm bắt buộc đối với các hộ vay, một mặt để huy động được nguồn vốn rẻ, một mặt để giảm gánh nặng trả nợ vào cuối kỳ.

- Phối hợp với Hội đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn ủy thác hiệu quả. Xây dựng kênh vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua tổ TK&VV và điểm giao dịch xã. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên giám sát, chỉ đạo trực tiếp và có biện pháp về giải pháp tín dụng, kế hoạch nguồn vốn cho vay và quan trọng nhất là biện pháp xử lý triệt để nợ chây ỳ, thu hồi nợ quá hạn.

- Hoàn thiện cơ chế khoanh nợ, xóa nợ bằng các điều kiện khắt khe để nâng cao ý thức trả nợ của người vay. Hộ vay không ỷ lại vào chính sách này để chây ỳ, chờ khoanh, xóa nợ. Trường hợp bị rủi ro xảy ra, Tổ TK&VV cùng ngân hàng tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp đối với từng trường hợp cụ thể để từ đó có hướng giải quyết đối với từng hộ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)