Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

2.1.2.1 Về kinh tế

Hàng năm kinh tế huyện Phú Lương có mức tăng trưởng khá và ổn định, tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp, thủy sản; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách hàng năm đạt trên 83.920 triệu đồng (năm 2016); Chi Ngân sách đạt 522.462 triệu đồng (năm 2016).

Sản lượng sản xuất các ngành tăng nhanh. Sản lượng lương thực có hạt đạt 41.376 tấn; Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 433 tỷ đồng (năm 2016). Tổng diện tích chè toàn huyện có trên 4.059ha (diện tích chè thu hoạch hiện nay khoảng 3.915ha, còn lại là diện tích trồng mới, trồng lại), là địa phương có diện tích chè lớn thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên (doanh thu chè tỉnh Thái Nguyên là 21.361ha), sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 43.000 tấn; huyện có 35 làng nghề chè tập trung tại các xã Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc. Ngoài ra, huyện Phú Lương có làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng) và làng nghề Mây tre đan (xã Ôn Lương).

2.1.2.2 Về văn hóa - xã hội

Toàn huyện có 15 xã, thị trấn với tổng dân số là dân số trên 100 nghìn người, có 08 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,3%. Lao động trên địa bàn huyện, hầu hết đã được phổ cập THCS, chủ yếu là lao động ở nông thôn có đức tính lao động cần cù chịu khó, đây là nguồn nhân lực dồi dào để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội huyện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tuy vậy lao

động nông thôn rất cần được đào tạo kỹ năng lao động để tiếp cận được với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)