Công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Theo tổng hợp báo cáo của Ngân hàng CSXH huyện lũy kế từ năm 2015 đến tháng 12/2018, Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện cho vay với 11 nhóm đối tượng ưu đãi, thể hiện kết quả trong Bảng 2.5.

Qua Bảng 2.5 cho thấy: Năm 2016, tổng dư nợ cho vay đạt: 321.335 triệu đồng; tăng 15.028 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 4,91%; tăng trưởng dư nợ

cho vay tập trung vào một số chương trình như: cho vay hộ nghèo tăng 13.193 triệu đồng, hộ cận nghèo tăng 8.026 triệu đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) tăng 4.617 triệu đồng. Riêng chương trình cho vay học sinh – sinh viên (HSSV) dư nợ giảm 8.546 triệu đồng là do các đơn vị tập trung thu nợ đến hạn và nhiều hộ tự nguyện trả nợ trước hạn.

Năm 2017, tổng dư nợ cho vay đạt: 347.252 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 25.917 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,07%; tăng trưởng dư nợ cho vay tập trung vào một số chương trình như: cho vay hộ nghèo tăng 4.124 triệu đồng, hộ cận nghèo tăng 10.487 triệu đồng, cho vay NS&VSMTNT tăng 4.726 triệu đồng, cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn tăng 4.994 triệu đồng.

Năm 2018, tổng dư nợ 371.925 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 24.673 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 7,11%. Tăng trưởng dư nợ cho vay tập trung vào một số chương trình như: Cho vay hộ nghèo tăng 6.175 triệu đồng, cho vay NS&VSMTNT tăng 6.762 triệu đồng, Hộ mới thoát nghèo tăng 7.325 triệu đồng, cho vay SXKD vùng khó khăn tăng 1.193 triệu đồng, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số tăng 1.131 triệu đồng, cho vay hỗ trợ nhà ở tăng 3.224 triệu đồng.

Đối với các chương trình tín dụng cụ thể, các mức tăng trưởng không giống nhau qua các năm. Năm 2016, tín dụng cho học sinh – sinh viên và tín dụng hỗ trợ nhà ở (theo quyết định 167) giảm mạnh so với năm 2015 nhưng tín dụng xuất khẩu lao động và tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo tăng mạnh (lần lượt là 473,33% và 193,65%). Năm 2018, các chương trình tín dụng đều có sự tăng trưởng trong đó tăng trưởng mạnh nhất là chương trình tín dụng học sinh – sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số (mức tăng trưởng lần lượt là 24,82%; 23,18%; 16,36%). Nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

Bảng 2.5 Tổng hợp dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Tên chương trình tín dụng

Kết quả các năm So sánh các năm

Năm 2015

Năm

2016 Năm 2017 Năm

2018

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%)

1 Cho vay hộ nghèo 105.462 118.655 122.779 128.954 13.193 12,51 4.124 3,48 6.175 5,03 2 Cho vay hộ cận nghèo 48.174 56.200 66.687 67.750 8.026 16,66 10.487 18,66 1.063 1,59 3 Cho vay học sinh, sinh viên 30.104 21.558 16.681 20.821 -8.546 -28,39 -4.877 -22,62 4.140 24,82 4 Cho vay xuất khẩu lao động 60 344 1.237 1.237 284 473,33 893 259,59 0 0,00 5 Cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường 19.828 24.445 29.171 35.933 4.617 23,29 4.726 19,33 6.762 23,18 6 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo

QĐ 167 23.776 18.953 17.654 20.878 -4.823 -20,29 -1.299 -6,85 3.224 18,26 7 Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 51.701 49.700 54.694 55.887 -2.001 -3,87 4.994 10,05 1.193 2,18 8 Vốn vay cho hộ DTTS 6.562 7.121 6.912 8.043 559 8,52 -209 -2,93 1.131 16,36 9 Cho vay giải quyết việc làm 5.940 6.199 5.662 5.862 259 4,36 -537 -8,66 200 3,53 10 Cho vay hộ mới thoát nghèo 3.150 9.250 17.000 17.785 6.100 193,65 7.750 83,78 785 4,62 11 Cho vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển

đổi nghề vùng khó khăn 11.550 8.910 8.775 8.775 -2.640 -22,86 -135 -1,52 0 0,00

Tổng cộng 306.307 321.335 347.252 371.925 15.028 4,91 25.917 8,07 24.673 7,11

Bảng 2.6 cho thấy tình hình sử dụng vốn của NHCSXH huyện Phú Lương giai đoạn 2015 – 2018. Qua số liệu của Bảng 2.6 ta thấy doanh số cho vay năm 2015 là 76.344 triệu đồng, năm 2016 tăng 14.999 triệu đồng đạt mức 91.343 triệu đồng (tăng 19,65%). Năm 2017, doanh số cho vay đạt 93.206 triệu đồng (tăng 1.863 triệu đồng so với năm 2016, tăng 2,04%). Năm 2018, doanh số cho vay đạt 81.294 triệu đồng, giảm 11.912 triệu đồng (giảm 12,78%) so với năm 2017. Doanh số cho vay năm 2017 tăng chậm và giảm trong năm 2018 là do một số chương trình tín dụng đã hết thời hạn theo quy định của Chính phủ như chương trình hộ trợ nhà ở theo Quyết định 167/2015/QĐ- TTg; cho vay hỗ trợ chuyển đổi đất nông nghiệp theo Quyết định 755/2013/QĐ-TTg. Thêm vào đó, năm 2017 và năm 2018 có sự giảm sút về dư nợ cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo. Nguyên nhân cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm là do lãi suất cho vay đối với hai đối tượng này tăng lên, ảnh hưởng đến các khoản vay.

Cũng theo số liệu trong Bảng 2.6, doanh số thu nợ cũng có sự thay đổi qua các năm. Năm 2015, doanh số thu nợ là 67.150 triệu đồng, năm 2016 doanh số thu nợ tăng 4.831 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 7,19%). Năm 2017, doanh số thu nợ giảm 5.052 triệu đồng (giảm 7,02% so với năm 2016). Năm 2018, doanh số thu nợ đạt 63.965 triệu đồng (giảm 4,43% so với năm 2017). Doanh số thu nợ năm 2017, 2018 giảm là do một số chương trình tín dụng được giãn nợ theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, NHCSXH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro ngân hàng dễ gặp phải nhất và cũng gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là rủi ro mất vốn mà nguyên nhân chính của nó là tình trạng nợ quá hạn gia tăng, làm cho việc thu hồi vốn tái đầu tư của ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến mất vốn. Tại Bảng 2.6 cho thấy nợ quá hạn của NHCSXH huyện Phú Lương có xu hướng gia tăng. Năm 2015, nợ quá hạn là 181 triệu đồng, năm 2016 nợ quá hạn là 234 triệu đồng (tăng 29,28% so với năm 2015). Năm 2017, 2018 nợ quá hạn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần, tương ứng 14,96% và 5,58%. Nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Phú Lương do một số nguyên nhân như một số hộ chuyển đi khỏi địa phương không rõ nơi cư trú, một số hộ không trả được nợ do gặp thiên tai…

Bảng 2.6 Kết quả sử dụng vốn NHCSXH huyện Phú Lương

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung chỉ tiêu

Kết quả các năm So sánh các năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) 1 Tổng nguồn vốn 319.375 329.591 352.490 401.836 10.216 3,20 22.899 6,95 49.346 14,00 2 Tổng dư nợ 306.307 321.335 347.252 371.925 15.028 4,91 25.917 8,07 24.673 7,11 3 Doanh số cho vay 76.344 91.343 93.206 81.294 14.999 19,65 1.863 2,04 -11.912 -12,78 4 Doanh số thu nợ 67.150 71.981 66.929 63.965 4.831 7,19 -5.052 -7,02 -2.964 -4,43 5 Nợ quá hạn 181 234 269 284 53 29,28 35 14,96 15 5,58

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)