Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 109)

hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện đảm bảo hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng; nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng; hạn chế nợ quá hạn. Đối với NHCSXH hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng hộ nghèo thực hiện ủy thác qua các tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay được thực hiện tại tổ vay vốn; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan

trọng đối với hoạt động của NHCSXH. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác và người dân.

Theo kết quả phân tích, đánh giá trong chương 2, tại NHCSXH huyện Phú Lương, tại một số nơi như xã Phú Đô, xã Yên Ninh, xã Yên Lạc, Ban quản lý Tổ TK&VV hoạt động chưa đều, Ban quản lý có 02 người (Tổ Trưởng và Tổ phó) nhưng chỉ có 01 Tổ Trưởng hoạt động. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác cấp dưới, Tổ TKVV tại một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; kiểm tra chưa phát hiện được tồn tại sai sót. Đặc biệt công tác rà soát hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú của một số nơi chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến có trường hợp bỏ đi không rõ nơi cư trú, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại địa bàn. Việc kiểm tra các hộ vay vốn của Ngân hàng chưa được thường xuyên. Những tồn tại hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt là làm gia tăng nợ quá hạn. Trong giai đoạn tới, NHCSXH huyện Phú Lương cần thực hiện các giải pháp sau:

3.3.6.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát của Ban đại hiện Hội đồng quản trị cấp huyện, xã

Căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của Ban đại diện HĐQT tỉnh đề ra hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương mình; về nội dung kiểm tra: - Các thành viên Ban đại diện thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra do Trưởng ban phân công; đi kiểm tra phải xuống tận cơ sở (tổ, hộ vay). Một thành viên mỗi tháng kiểm tra 01 xã. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa bàn mình phụ trách để xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực hiện bình xét cho vay, thu nợ, sử dụng vốn tại cơ sở.

- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác. Mỗi tháng 01 thành viên kiểm tra tối thiểu 01 xã.

- Kiểm tra Ban quản lý tổ TK&VV trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Thực hiện kiển tra định kỳ 1 lần/1 tháng., kiểm tra đột xuất nếu có dấu hiệu bất thường.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tăng tỷ lệ số hộ được kiểm tra thêm 10% mỗi năm.

3.3.6.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đoàn, Hội nhận ủy thác các cấp

Để công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội nhận ủy thác các cấp (huyện, xã) được thực hiện tốt, góp phần làm cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng; cần có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của tổ chức hội cấp trên đối với hội cấp dưới (huyện đối với xã).

- Tổ chức nhận ủy thác cấp huyện: Căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ chức nhận ủy thác cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để đề ra kế hoạch kiểm tra trong năm; hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của tổ chức hội cấp xã về thực hiện các khâu được NHCSXH huyện ủy thác, hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu tận hộ vay. Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi phòng giao dịch cấp huyện. - Đối với tổ chức nhận ủy thác cấp xã:

+ Chỉ đạo và tham gia cùng tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ TK&VV và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

+ Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ TK&VV trong việc thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.

+ Đối với các cán bộ ban xóa đói giảm nghèo, cán bộ hội, phải phân định rõ địa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.

3.3.6.3 Tăng cường kiểm tra giám sát của ngân hàng

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương cần thực hiện các nội dung sau:

- Cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, gắn chỉ tiêu cụ thể cho mỗi cán bộ tín dụng để có trách nhiệm trong công tác tín dụng của mình. Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong Ban đại diện HĐQT cấp huyện thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, người vay và tổ chức hội cấp xã trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình thủ tục cho vay. Phối hợp đôn đốc các tổ chức hội tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn đầy đủ.

Để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao NHCSXH huyện Phú Lương cần:

- Tăng số lượng cán bộ làm công tác ở phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, bố trí 2 cán bộ chuyên trách công tác kiểm tra, giám sát.

- NHCSXH huyện tăng cường kiểm tra, giám sát điểm giao dịch xã, hoạt động của tổ chức hội cấp huyện, cấp xã và hoạt động tổ TK&VV. Hàng tháng, NHCSXH huyện đi kiểm tra thực tế tại một số hộ vay vốn (mỗi tháng kiểm tra 1 hoặc 2 xã, 15 - 20 tổ TK&VV, đối chiếu 50% số hộ của mỗi tổ). Kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quản lý tổ, việc bình xét cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn, chấp hành trả lãi, gốc của hộ vay.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận ủy thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban xóa đói giảm nghèo xã. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giát sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, các tổ chức Đoàn, Hội nhận ủy thác các cấp và NHCSXH các cấp, nhằm giảm thiểu tình trạng hộ vay sử dụng vốn sai mục đích xin vay vốn cũng như các tổ vay vốn thành lập không đúng quy định và hạn chế những tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

Chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng giai đoạn 2015 – 2018. Các giải pháp được đề xuất dựa trên những mục tiêu phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn 2019 - 2022. Các giải pháp đề xuất bao gồm:

- Hoàn thiện mạng lưới hoạt động: Bố trí thêm điểm giao dịch tại xã và tăng số lượng cán bộ tín dụng, đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp.

- Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội: Công khai chính sách tín dụng của Ngân hàng, Công khai hồ sơ thủ tục vay vốn

- Giải pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn: Phòng ngừa, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt.

- Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay.

- Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng: Tăng cường kiểm tra, giám sát của Ban đại hiện Hội đồng quản trị cấp huyện, xã; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đoàn, Hội nhận ủy thác các cấp; Tăng cường kiểm tra giám sát của ngân hàng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền đại phương, các cơ quan ban ngành và sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH huyện Phú Lương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ở địa phương. Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đạt được một số kết quả như sau:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách; chất lượng tín dụng chính sách; vai trò của tín dụng chính sách trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó vấn đề tất yếu cần đặt ra phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên qua 4 năm 2015-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chương trình tín dụng được triển khai tại NHCSXH huyện Phú Lương kịp thời và đúng chính sách, chế độ. Chính sách đầu tư được tập trung cho vay hộ nghèo, vùng nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Dư nợ tín dụng và số lượt hộ được vay vốn tăng qua các năm. Các chương trình tín dụng ưu đãi đang thực hiện trên địa bàn đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, góp phần đáng kể vào công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại các xã, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Phú Lương còn một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu do Trung ương chuyển về, vốn ngân sách địa phương còn hạn chế; Vòng quay vốn tín dụng thấp; Tỷ lệ nợ quá hạn có xu

hướng tăng; Địa điểm giao dịch tại các xã chưa thuận lợi cho khách hàng; Việc kiểm tra các hộ vay vốn chưa được thường xuyên; Thời gian giao dịch chưa được nhanh chóng, thuận tiện và hồ sơ, thủ tục giao dịch chưa được đơn giản, cho khách hàng. - Từ những phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Phú Lương, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Cụ thể: (1) Hoàn thiện mạng lưới hoạt động; (2) Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp; (3) Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội; (4) Giải pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn; (5) Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay; (6) Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng. Đây là những nhóm giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Phú Lương trong thời gian tới.

2. Kiến nghị và định hướng nghiên cứu tiếp theo

* Đối với Chính phủ

Hiện nay, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách quan tâm đến việc tiếp cận vay vốn tại thời điểm, mức vay và số lần vay hơn là lãi suất ưu đãi trong khi đó các ngân hàng thương mại ít quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy Chính phủ cần:

- Cho phép NHCSXH cho vay lãi suất theo hướng thị trường hóa; - Tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xóa đói giảm nghèo;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững; - Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc điều tra tỉ lệ nghèo ở các vùng, các địa phương.

- Có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn như: chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ về giá nông sản của hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. - Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ vùng nghèo, địa phương nghèo, hộ nghèo. Ban hành và điều chỉnh chuẩn nghèo kịp thời để đánh giá chính xác hộ nghèo, hộ thoát nghèo

* Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

NHCSXH Việt Nam cần quan tâm tăng cường nguồn vốn hoạt động cũng như hoàn thiện cơ chế hoạt động nghiệp vụ, cụ thể:

- Đề xuất với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan tập trung nguồn vốn từ Kho Bạc Nhà nước, từ Bảo hiểm Xã hội về NHCSXH để tăng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH phục vụ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Cho phép NHCSXH từng bước thị trường hóa các khoản cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên cơ sở phần vốn mà ngân hàng chủ động huy động trên thị trường. - Nghiên cứu chỉnh sửa cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo hướng giảm bớt chi phí trung gian vì hiện nay chi phí uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội là quá lớn. Điều này đã làm giảm hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Cơ chế giải ngân vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải theo hướng tăng tính trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã (phường), coi trách nhiệm xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương, chứ không phó thác toàn bộ cho NHCSXH. NHCSXH chỉ là tổ chức nắm giữ vốn để trợ giúp cho các cấp chính quyền địa phương nguồn lực chống đói nghèo.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngân hàng và các điểm giao dịch: Hiện nay điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính của hệ thống NHCSXH đang bất cập, rất cần được sự quan tâm của Chính phủ để nâng cấp, đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra cho ngân hàng; đồng thời trang bị thêm phương tiện, công cụ làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)