Tổng quan các công trình công bố có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội nói chung đã được nghiên cứu trong nhiều đề tài. Bên cạnh đó, nhiều đề tài đã đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng đối với từng đối tượng cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội như tín

dụng hộ nghèo, tín dụng học sinh – sinh viên... Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương, Đại học Nha Trang, năm 2015. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và tín dụng NHCSXH, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội, các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang ttheo các nội dung của chương trình tín dụng chính sách. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang bao gồm: Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của NHCSXH tỉnh Kiên Giang; Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ; Xây dựng chính sách thu nợ phù hợp; Nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo vay vốn; Huy động nguồn lực tài chính từ Trung ương và địa phương; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền [16].

- Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Cương, Đại học Tài chính – Marketing, năm 2015. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và tín dụng NHCSXH, chất lượng tín dụng và các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NHCSXH. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng (các chỉ tiêu định lượng) và đánh giá hiệu quả xã hội do các chương trình tín dụng mang lại. Các giải pháp mà tác giả đề xuất cho NHCSXH tỉnh Vĩnh Long bao gồm các giải pháp từ NHCSXH Vĩnh Long, giải pháp từ chính quyền các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội…[15].

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình” của tác giả Trần Văn Tài, trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế, năm 2014. Đề tài đã làm rõ vấn đề cơ bản của lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với người nghèo; hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách các năm vừa qua; Điều tra khảo sát

được một lượng mẫu; đánh giá thực trạng cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH trên địa bàn tỉnh và rút ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hơn chương trình cho vay vốn đối với hộ nghèo trong thời gian tới [20] .

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Trị” của tác giả Hồ Tiến Linh, Đại học Kinh tế, Đại học Huế, năm 2018. Đề tài đã khái quát hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín ngân hàng, phân loại tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng với đối tượng học sinh – sinh viên tại NHCSXH. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Trị. Các giải được đề xuất bao gồm các giải pháp liên quan đến cách thức thu hồi nợ, hình thức cho vay, quy trình thủ tục cho vay, khả năng trả nợ của người vay, đội ngũ chuyên viên tín dụng [21].

Nhìn chung các đề tài trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng NHCSXH, chất lượng tín dụng NHCSXH, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NHCSXH. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, NHCSXH huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên các biện pháp mà ngân hàng thực hiện chủ yếu mang tính kinh nghiệm, thiếu các giải pháp mang tính khoa học. Thêm vào đó, đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nên việc thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là vô cùng cần thiết.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng NHCSXH, chất lượng tín dụng của NHCSXH. Việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH là yêu cầu khách quan, giúp các đối tượng chính sách

vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Chương 1 của luận văn cũng đã hệ thống hóa một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH, bao gồm các nhóm chỉ tiêu định lượng như: số hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn, số hộ thoát nghèo, số lao động được tạo việc làm, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích, tỷ lệ thu lãi. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu định tính cũng được chỉ ra. Chất lượng tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này nhằm để biết sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội.

Chương 1 của luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm tín dụng NHCSXH tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)