Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí và địa hình

a. Vị trí địa lý: Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện là thị trấn Đu cách thành phố Thái Nguyên 22 km theo quốc lộ III. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên; Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ; Phía Tây giáp huyện Định Hóa. Phú Lương nằm kề với thành phố Thái Nguyên và dọc theo quốc lộ III nối Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên là 35,071 km2, với 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 13 xã với tổng dân số trên 100 nghìn người.

b. Địa hình: Phú Lương là huyện có địa hình tương đối đa dạng, độ cao trung bình so

với mặt biển từ 100 – 400m. Các xã phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, tạo ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 – 400m (độ dốc lớn trên 200). Các xã phía Nam có địa hình bằng phẳng hơn với độ dốc thường dưới 150

tương đối thuận tiên cho sản xuất nông nghiệp. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp cho việc phát triển các loại cây khác nhau chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai toàn huyện; hai loại đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp, chiếm trên 50% diện tích, còn lại là các loại đất khác.

2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong Huyện. Nguồn nước tại các ao, hồ: Phú Lương có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Phú Lương là huyện miền núi thấp có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 17.246 ha, chiếm 46,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Về tài nguyên khoáng sản, Phú Lương có mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm, mỏ than Khánh Hòa; mỏ quặng ILMenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Tital tại xã Phủ Lý, Động Đạt; mỏ quặng chì kẽm Yên Lạc. Đồng thời Phú Lương còn có nguyên liệu đất cao lanh Phấn Mễ, cổ lũng (trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, điều kiện khai thác tương đối thuận tiện). Đá cuội sỏi, cát, đá hộc như mỏ đá Suối Bén (Yên Ninh) và Núi Chuông (Động Đạt).

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Về kinh tế

Hàng năm kinh tế huyện Phú Lương có mức tăng trưởng khá và ổn định, tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp, thủy sản; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thu ngân sách hàng năm đạt trên 83.920 triệu đồng (năm 2016); Chi Ngân sách đạt 522.462 triệu đồng (năm 2016).

Sản lượng sản xuất các ngành tăng nhanh. Sản lượng lương thực có hạt đạt 41.376 tấn; Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 433 tỷ đồng (năm 2016). Tổng diện tích chè toàn huyện có trên 4.059ha (diện tích chè thu hoạch hiện nay khoảng 3.915ha, còn lại là diện tích trồng mới, trồng lại), là địa phương có diện tích chè lớn thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên (doanh thu chè tỉnh Thái Nguyên là 21.361ha), sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 43.000 tấn; huyện có 35 làng nghề chè tập trung tại các xã Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc. Ngoài ra, huyện Phú Lương có làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng) và làng nghề Mây tre đan (xã Ôn Lương).

2.1.2.2 Về văn hóa - xã hội

Toàn huyện có 15 xã, thị trấn với tổng dân số là dân số trên 100 nghìn người, có 08 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,3%. Lao động trên địa bàn huyện, hầu hết đã được phổ cập THCS, chủ yếu là lao động ở nông thôn có đức tính lao động cần cù chịu khó, đây là nguồn nhân lực dồi dào để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội huyện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tuy vậy lao

động nông thôn rất cần được đào tạo kỹ năng lao động để tiếp cận được với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với thế giới và khu vực.

2.1.3 Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Phú Lương

Trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, điều kiện kinh tế xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sự chênh lệch giữa các địa phương, khu vực tương đối rõ rệt. Trình độ dân trí không đồng đều, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ tái nghiện còn cao. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc ứng dung các tiến bộ vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lương đã có nhiều nỗ lực, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, khai thác tốt các tiềm lực, nguồn lực nên đã tạo được tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống người dân trên địa bàn từng bước được ổn định, góp phần to lớn vào việc giảm nghèo của địa phương. Đến nay toàn huyện không còn hộ đói nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện so với mặt bằng chung của tỉnh còn khá cao, theo số liệu tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, đến hết năm 2018 huyện Phú Lương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đứng thứ 4 toàn tỉnh, trên các huyện Định Hóa, Đồng Hỷ và Võ Nhai.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2015 – 2018 được thể hiện quả Bảng 2.1. Số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương giảm qua các năm. Năm 2015 toàn huyện còn 4691 hộ nghèo chiếm 18,75% so với tổng số hộ toàn huyện và 3064 hộ cận nghèo chiếm 12,24%. Năm 2018 toàn huyện có 2277 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,55% và 5223 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 20,05%. Như vậy có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương đã giảm mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Số hộ thoát nghèo ngày càng tăng. Điều này thể hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện được thực hiện tương đối tốt.

Tuy nhiên, Bảng 2.1 cũng cho thấy, số hộ cận nghèo có xu hướng tăng lên. Năm 2016 tỷ lệ hộ cận nghèo tăng thêm 4,2% so với năm 2015 (12,24%), năm 2017 tỷ lệ hộ cận

nghèo tăng thêm 2,44% so với năm 2016 (ở mức 18,88%) và năm 2018 tỷ lệ hộ cận nghèo tăng thêm 1,17% so với năm 2017 (ở mức 20,05%). Điều này lí giải kết quả số hộ thoát nghèo không tăng nhiều trong khi tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Kết quả này cho thấy công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương cần được quan tâm hơn nữa, giảm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, giảm tỷ lệ tái nghèo.

Hộ nghèo ở huyện Phú Lương chủ yếu tập trung ở địa bàn vùng nông thôn, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin...

Theo số liệu tại Bảng 2.2, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vẫn ở mức cao trên 10% trong năm 2015, 2016, 2017 như xã Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đổ, Phủ Lý, Phú Đô, Tức Tranh, Ôn Lương, Phấn Mễ. Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, chỉ còn 7,75%. Năm 2018, trong tổng số 15 xã, thị trấn thì còn 05 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 10%, bao gồm Yên Ninh: 11,86%, Yên Trạch: 16,59%, Yên Lạc: 20,22%, Phủ Lý: 17,2%, Yên Đổ: 14,24%%. Đây là các xã thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện. Năm 2018 có 06 xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp dưới 5% (Thị trấn Giang Tiên 3,62%; xã Vô Tranh 4,75%; xã Cổ Lũng 4,25%, thị trấn Đu 1,89%, xã Động Đạt 3,73%; xã Sơn Cẩm 1,5%).

Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Phú Lương

STT Nội dung chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) Chênh lệch Tốc độ phát triển (%) 1 Tổng số hộ toàn huyện (hộ) 25023 25436 25852 26053 413 1,65 416 1,64 201 0,78 2 Hộ nghèo (hộ) 4691 3818 3029 2227 -873 -18,61 -789 -20,67 -802 -26,48 3 Hộ cận nghèo (hộ) 3064 4182 4881 5223 1.118 36,49 699 16,71 342 7,01 4 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 18,75 15,01 11,72 8,55 -3,74 -19,95 -3,29 -21,92 -3,17 -27,05 5 Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 12,24 16,44 18,88 20,05 4,20 34,31 2,44 14,84 1,17 6,20 6 Số hộ thoát nghèo (hộ) 873 789 802 763 -84 -9,62 13 1,65 -39 -4,86

Bảng 2.2 Tỷ lệ hộ ngèo theo các xã trên địa bàn huyện Phú Lương

Stt Các xã

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 TT Đu 1144 49 4,28 1151 36 3,13 1302 27 2,07 1322 25 1,89 2 TT Giang Tiên 974 75 7,70 994 51 5,13 1094 43 3,93 1105 40 3,62 3 Yên Ninh 1652 250 15,13 1681 284 16,89 1681 230 13,68 1686 200 11,86 4 Yên Trạch 1796 405 22,55 1814 390 21,50 1833 360 19,64 1839 305 16,59 5 Yên Đổ 882 210 23,81 888 199 22,41 905 185 20,44 913 130 14,24 6 Yên Lạc 702 317 45,16 723 355 49,10 736 250 33,97 742 150 20,22 7 Ôn Lương 753 203 26,96 764 195 25,52 778 150 19,28 780 70 8,97 8 Hợp Thành 2676 406 15,17 2711 319 11,77 2757 269 9,76 2766 186 6,72 9 Phủ Lý 1753 899 51,28 1784 570 31,95 1795 356 19,83 1802 310 17,20 10 Động Đạt 2881 358 12,43 2923 254 8,69 2923 162 5,54 2950 110 3,73 11 Phấn Mễ 1418 215 15,16 1449 170 11,73 1461 150 10,27 1478 143 9,68 12 Phú Đô 2219 318 14,33 2311 254 10,99 2343 238 10,16 2367 198 8,37 13 Vô Tranh 2195 330 15,03 2195 218 9,93 2195 164 7,47 2210 105 4,75 14 Tức Tranh 1552 470 30,28 1618 360 22,25 1619 320 19,77 1623 150 9,24 15 Cổ Lũng 2426 186 7,67 2430 163 6,71 2430 125 5,14 2470 105 4,25 Tổng cộng 25023 4691 18,75 25436 3818 15,01 25852 3029 11,72 26053 2227 8,55

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lương 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Nằm trong hệ thống và hoạt động chung của NHCSXH, NHCSXH huyện Phú Lương trực thuộc sự quản lý của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. NHCSXH huyện Phú Lương được thành lập theo QĐ số 600/QĐ – HĐQT ngày 10/5/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Sự ra đời của NHCSXH huyện Phú Lương có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về “Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội” trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện. Hoạt động của NHCSXH huyện Phú Lương có vai trò là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở các xã nằm trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay mạng lưới điểm giao dịch của NHCSXH trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng và phát triển. Hiện nay, NHCSXH huyện Phú Lương đã thành lập được 15 điểm giao dịch khắp 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các điểm giao dịch này được đặt tại trụ sở UBND xã, thị trấn và mỗi tháng tổ chức giao dịch một lần để giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm dân cư,… đồng thời là nơi diễn ra các cuộc họp giao ban giữa chính quyền địa phương, hội, đoàn thể, tổ TKVV và người vay vốn cùng với NHCSXH để phổ biến chủ trương, chính sách mới, giải quyết tháo gỡ khó khăn và đưa ra các biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập NHCSXH tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, Phòng giao dịch NHCSXH các huyện trong đó có huyện Phú Lương được thành lập và đi vào hoạt động. Để triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình NHCSXH huyện Phú Lương đã tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo chế độ một thủ trưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuống dưới và chịu sự điều hành của Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện. Hiện nay, NHCSXH huyện Phú Lương đang dần

dần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của mình để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ban lãnh đạo của phòng giao dịch NHCSXH huyện bao gồm 1 Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: Tổ Kế toán - Ngân quỹ và Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, tổ TKVV. Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Phú Lương [22]

Chức năng và nhiệm vụ:

- Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng.

- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: Thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định và các quy trình, nghiệp vụ liên quan đối với các dự án cho vay, các khoản vay; đánh giá tài sản đảm bảo nợ; quản lý danh mục tín dụng, hạn mức tín dụng, rủi ro tín dụng. Trực tiếp quản lý và báo cáo tham mưu xử lý nợ xấu, tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng cho giám đốc; xây dựng kế hoạch triển khai công .

- Tổ Kế toán - Ngân quỹ: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán, hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo kế toán của Ngân hàng. Thực hiện giải ngân vốn vay cho người dân; Thực hiện các giao dịch về thanh quyết toán; tham mưu xử lý các yêu cầu của người vay vốn…

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành tại NHCSXH huyện Phú Lương với đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế, do 4 bộ phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội và sức mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, bao gồm:

Giám đốc

Tổ Kế hoạch –

Nghiệp vụ tín dụng Tổ Kế toán – Ngân quỹ

Ban đại diện, Tổ chức chính trị - xã

- Bộ máy quản trị NHCSXH: Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên ban đại diện là lãnh đạo các phòng chức năng của huyện, các tổ chức Chính trị - Xã hội có liên quan trực tiếp đến công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Chủ tịch UBND các xã, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)