Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM trong một số ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 37 - 41)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH

1.3.1. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM trong một số ngân

ngân hàngở Việt Nam

1.3.1.1 Mộ t số Chính sách củ a Nhà nư ớ c về phát triể n dị ch vụ thanh tốn khơng dùng tiề n mặ t

Nhằm hoàn thiện và tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM,

trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp

luật nhằm tạo điều kiện pháp lý cho hệ thống ngân hàng phát triển dịch vụ thanh toán mới cũng như tạo sự yên tâm cho người sử dụng dịch vụ, đó là: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử hoạt động ngân hàng; Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Nghị

định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, thay thế một số điều của Nghị

định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM; Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt; Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà

nước và một số văn bản khác liên quan trong lĩnh vực tài chính và thương mại. Ngân hàng Nhà nước ban hành: Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn; Thơng tư 46/2014/TT-

NHNN ngày 31/12/2014 về hướng dẫn dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Thông tư 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số thông tư

quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh tốn; Thơng tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổchức cung ứng dịch vụthanh toán...

Đáp ứng yêu cầu phát triển của dịch vụ TTKDTM và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 -

2020. Theo đó, mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Cùng với giảm tỷ trọng tiền mặt trong thanh tốn, Đề án cịn thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện

1.3.1.2 Kinh nghiệ m củ a Chi nhánh ngân hàng thư ơ ng mạ i cổ phầ n Công thư ơ ng Quả ng Trị

Tiên phong xây dựng và thực hiện thành công các giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Vietinbank đang mởrộng và chun biệt hóa giải pháp cơng nghệ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đích ngắm của Vietinbank là mở rộng cung cấp tiện ích cho phân khúc khách hàng bán lẻ trong hệthống bệnh viện,

trường học, dịch vụcông, tiểu thương, chợ đầu mối…

Vietinbank đã và đang bắt kịp xu thế tất yếu của thế giới khi là một trong

những ngân hàng triển khai sớm nhất dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân thu thuế điện tử và trả lương qua tài khoản. Năm 2015, hai dịch vụ TTKDTM của Vietinbank là Thanh tốn viện phí khơng dùng tiền mặt và Vietinbank iPay Mobile App đã vinh dự nhận Danh hiệu Sao Khuê. Vietinbank đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ TTKDTM với nhiều đối tác, đơn vị sự nghiệp, nhằm mang lại thuận lợi khơng chỉ cho các doanh nghiệp

mà cịn phục vụ cộng đồng chung.

Y tế là một trong những lĩnh vực ghi nhận những thành công của dịch vụ TTKDTM của VietinBank. Tính đến nay, Vietinbank đã triển khai thành công dịch vụ thanh tốn thơng minh tại một số bệnh viện (BV)...Dịch vụ giúp bệnh nhân cũng

như cán bộ nhân viên các BV tiết kiệm thời gian thanh tốn, khơng làm gián đoạn

quá trình khám bệnh, tránh được các rủi ro như: Nhầm lẫn, mất mát, tiền giả nếu thanh toán bằng tiền mặt. Trong thời gian tới, Vietinbank tiếp tục phối hợp triển khai dịch vụ tạimột số đơn vị trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực viễn thông, Vietinbank cũng đạt được nhiều kết quả đáng

khích lệ khi phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ cước viễn thông với MobiFone và

VNPT. Để thực hiện thanh tốn cước viễn thơng tại Vietinbank, khách hàng chỉ cần

cung cấp mã khách hàng hoặc số thuê bao, Vietinbank sẽ thu hộ cước của khách hàng qua hệ thống thanh toán trực tuyến kết nối với các công ty viễn thông. Các giao dịch sẽ được thực hiện tức thời, giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đi lại.

Trong lĩnh vực giáo dục, Vietinbank cũng là ngân hàng tích cực triển khai dịch vụ TTKDTM nhằm mang lại tiện ích tối ưu cho học sinh, sinh viên và nhà

trường. Vietinbank đã triển khai thành cơng thanh tốn học phí online cho nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Nhằm hoàn thiện hơn nữa dịch vụ đối với

Ngành Giáo dục, Vietinbank đang nghiên cứu, tìm kiếm các đối tác cung cấp ứng dụng tiên tiến trên thế giới để xây dựng các giải pháp thanh toán mới đối với các cơ sở đào tạo.

Với thế mạnh là một trong những ngân hàng có đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt nhất, Vietinbank đang cải tiến và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thơng qua hệ thống thanh tốn điện tử iPay, eFast cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Vietinbank tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàngđi đầu trong việc

hiện thực hóa kỳ vọng của Chính phủ và Nhà nước về một quốc gia có dịch vụ thanh toán hiện đại.

1.3.2.2 Kinh nghiệ m củ a Chi nhánh ngân hàng thư ơ ng mạ i cổ phầ n Việ t Nam Thị nh vư ợ ng Quả ng Trị

Là một ngân hàng thương mại luôn quan tâm tới việc phát triển dịch vụ giao dịch, chuyển khoản để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, VPBank đã phối hợpvới các đơn vị triển khai thu ngân sách, liên tục đưa ra các sản phẩm về thẻ ATM, Internet Banking...

Chẳng hạn, VPBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Hải quan, Kho bạc Nhà

nước, Thuế triển khai thu hộ ngân sách Nhà nước, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa

xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử.

Mới đây, với mục đích gia tăng tiện ích và đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch của khách hàng, VPBank triển khai thêm tính năng Chuyển khoản theo lô và Chuyển khoản định kỳ đối với dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể, với tính năng chuyển khoản theo lô, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian khi thực hiện lệnh chuyển khoản lên đến 50 người thụ hưởng cùng một lúc, tại bất kỳ ngân hàng nào chỉ bằng một lần nhấp chuột, thay vì phải thực hiện từng lệnh chuyển tiền.

Cịn với tính năng Chuyển khoản định kỳ của dịch vụ ngân hàng điện tử, VPBank giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh tốn một cách

nhanh chóng, theo kế hoạch chi tiêu mà không cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Như vậy, thay vì phải thực hiện các giao dịch giống nhau hàng ngày, hàng

tuần hay hàng tháng, khách hàng có thể đặt lệnh chuyển khoản định kỳ theo lịch trình đặt trước. Đến ngày thanh toán theo lịch đã hẹn, các giao dịch sẽ được thực

hiện đúng với số tiền và thông tin chi tiết mà khách hàng đã đặt trong lệnh chuyển

khoản. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank có thể thanh tốn hóa đơn cho hàng loạt các dịch vụ như tiền điện, tiền nước, truyền hình

cáp, điện thoại các loại, cước Internet, vé máy bay và rất nhiều các dịch vụ khác, đồng

thời vẫn được tham gia vào các chương trình ưu đãi hấp dẫn theo tuần, tháng và cuối chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng trị (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)