Kết cấu của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 26 - 29)

Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp tiến hành nghiên cứu đồng thời nêu đối tượng, phạm vi và kết cấu của luận văn.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 2 trình bày, tổng hợp, hệ thống các lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết áp dụng cho các CBCC tại Tp. Nha Trang.

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu

Chương 3 trình bày quy trình, mô hình và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra cách thức chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ, các bước xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích bao gồm: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA.

Chương này trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức của CBCC tại Tp. Nha Trang. Tiếp theo, các bước kỹ thuật phân tích bao gồm: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy và đánh giá mô hình đo lường. Luận văn kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ban đầu và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này tổng kết kết quả nghiên cứu đạt được. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành đưa ra các hàm ý quản trị giúp CBCC nâng cao ĐLLV tại cơ quan. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, các vấn đề liên quan như: Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của luận văn cũng như cấu trúc của luận văn. Từ đó đi sâu vào các nghiên cứu đi trước để xây dựng và hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu của luận văn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chương

Trong chương 2, luận văn sẽ trình bày ba lý thuyết nền cho nghiên cứu là: thuyết nhu cầu của A. Maslow (1943), lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959), lý thuyết kỳ vọng của V. Vroom (1964). Luận văn vận dụng lý thuyết nền và một số nghiên cứu thực nghiệm trước để biện luận cho các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đề xuất trong chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)