chức NN.
Ảnh hưởng của ĐLLV đến hiệu quả hoạt động của CBCC trong các tổ chức hành chính NN được thể hiện ở những mặt sau đây: Thứ nhất: ĐLLV ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức. Carter, S., Shelton, M (2009) đã đưa ra công thức về hiệu suất làm việc như sau:
P = A* R* M
Trong đó: P: Hiệu suất làm việc (Performance) A: Khả năng /năng lực làm việc (Ability) R: Nguồn lực (Resources)
M: Động lực/động cơ làm việc (Motivation).
Qua công thức này, ĐLLV có tầm quan trọng không chỉ là với kết quả làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức mà còn ảnh hưởng theo khía cạnh rộng hơn đến hiệu suất làm việc của cả tổ chức. Nếu M = 0 thì kể cả khi một người có năng lực làm việc tốt và có đầy đủ các nguồn lực cũng không thể thực hiện được mục tiêu. Hiệu suất làm việc của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào không chỉ một mà là cả ba yếu tố trên. Nếu như có năng lực, trình độ và điều kiện làm việc tốt nhưng ĐLLV lại thấp thì kết quả cũng không cao.
Thứ hai, ĐLLV cũng mang lại sự sáng tạo trong tổ chức: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, người có ĐLLV thường có tinh thần làm việc một cách đầy hứng khởi và say mê. Cải thiện ĐLLV cho người lao động là một trong những cách thức để tổ chức thích nghi với các thay đổi trong tình hình mới, không bị động, không dậm chân tại chỗ.
Thứ ba, ĐLLV việc giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi ĐLLV tăng cao thì các vấn đề như tai nạn nghề nghiệp, vi phạm đạo đức có xu hướng ít xảy ra hơn, tỉ lệ vi phạm kỷ luật, nghỉ việc cũng ít hơn. Chính vì vậy, những CBCC có ĐLLV được coi là tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức nào, là cơ sở quan trọng để các cơ quan, đơn vị hành chính NN hoạt động hiệu quả. Từ các yếu tố trên có thể nhận định chắc chắn rằng ĐLLV có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của cá nhân nói riêng và của tổ chức đó nói chung, nhằm đem lại sự sáng tạo và giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực trong hoạt động của tổ chức.