Kết quả phân tích EFA của thang đo động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 81 - 86)

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.16 cho thấy giá trị KMO = 0,730 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 1 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 2,298 >1 và phương sai trích lũy kế 76,601% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát đo lường thang đo cho biến phụ thuộc có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5). Như vậy, thang đo “động lực làm việc” bao gồm 3 biến quan sát này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.

Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá sơ bộ thang đo:

Sau khi kiểm định mẫu nhỏ là 50 CBCC với phần mềm SPSS 23, hầu hết các thang đo đề cập trong mơ hình lý thuyết đạt u cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ.

TÓM TẤT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng) và nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu định tính nhằm chuẩn hóa mơ hình lý thuyết, bổ sung và điều chỉnh thang đo của các khái niệm nghiên cứu để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kĩ thuật sử dụng trong nghiên cứu định tính là thảo luận tay đơi với CBCC.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu là 50 CBCC. Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy các biến đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu là 150.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu chương

Trong chương 4, luận văn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của kết quả nghiên cứu gồm có: giới thiệu về nơi nghiên cứu, đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy của các thang đo. Cuối cùng, luận văn thảo luận kết quả nghiên cứu (so sánh kết quả của luận văn với lý thuyết nền, nghiên cứu trước).

4.2. Nơi nghiên cứu 4.2.1. Vị trí địa lý 4.2.1. Vị trí địa lý

Nha Trang là một Tp ven biển và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch của tỉnh Khánh Hịa. Tp. Nha Trang có 27 đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp với thị Xã Ninh Hịa; phía Nam giáp với huyện Cam Lâm; phía Tây giáp huyện Diên Khánh và phía Đơng giáp biển Đơng. Với diện tích tự nhiên là 251 km2 và có số lượng dân cư lên đến gần 425 ngàn người.

Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.290 km về hướng Bắc và cách Tp. Hồ Chí Minh 441 km về hướng Nam. Để kết nối với các địa phương khác, Nha Trang có quốc lộ 1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc-Nam, quốc lộ 1C nối trung tâm Tp với quốc lộ 1A. Ngồi ra cịn có đại lộ Nguyễn Tất Thành nối Tp với sân bay quốc tế Cam Ranh và đường Võ Nguyên Giáp nối Nha Trang đến Tp. Đà Lạt.

4.2.2. Địa hình và khí hậu

Địa hình Tp. Nha Trang tương đối phức tạp khi có độ cao tính từ 0 đến 900 m so với mực nước biển và được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven con sơng Cái có điện tích khoảng 81,3 km2; Vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3o đến 15o nằm ở phía Tây và Đơng Nam hoặc là trên các

đảo nhỏ; Vùng núi có địa hình dốc trên 15o phân bố ở hai đầu Bắc và Nam của Tp, trên đảo Hòn Tre và một số các đảo đá khác.

Nha Trang có khí hậu tương đối ơn hịa, với nhiệt độ trung bình quanh năm ở mức là 26,3 oC. Với 2 mùa chủ đạo xuyên suốt là nắng và mưa; mùa mưa đa phần là lệch về các tháng bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Đối với 20% cịn lại thì mùa mưa bắt đầu có phần sớm hơn từ tháng 7,8 và kết thúc vào tháng 11. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ khác thì có thể dễ dàng nhận định được rằng là Nha Trang có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi đề khai thác du lịch hầu như quanh năm.

4.2.3. Nguồn lực lao động

Tp. Nha Trang có nguồn lao động tương đối dồi dào, mạng lưới trường học, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực được xây dựng khá đồng bộ. Có nhiều trường học đào tạo cho đội ngũ học sinh, sinh viên có chun mơn cao như: Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn; Trường đại học Thủy Sản (nay là đại học Nha Trang),… Theo số liệu thống kê năm 2020, số người trong độ tuổi lao động là 418.625, chiếm ty lệ 98,5%. Đây là tỷ lệ tương đối cao nếu so với một số địa phương khác, tuy nhiên đa phần đều tập trung chủ yếu ở nhóm học sinh, sinh viên.

4.2.4. Kinh tế

Năm 2020, Tp triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid19 gây tác động lớn đến mọi mặt. UBND Tp đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch kinh tế xã hội, dự toán ngân sách và kế hoạch xây dựng cơ bản cho các phòng, ban, địa phương; triển khai chương trình cơng tác năm 2020 của UBND Tp với các nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển kinh tế, phát triển các lĩnh vực giáo dục, thể dục thể thao, y tế, văn hóa, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lực, tạo việc làm và giảm nghèo; phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy NN,… Trong đó, UBND Tp tập trung chỉ đạo quyết liệt cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid19 và thực hiện nhiệm vụ kép, từng bước khôi

phục sản xuất kinh doanh, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội; đẩy mạnh cơng tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư cơng….

Thường trực UBND Tp đã chủ trì hơn 645 cuộc họp chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội; ban hành 1.365 quyết định của UBND Tp, 1.306 thông báo và 8.587 văn bản hành chính. Giá trị sản xuất nơng – lâm nghiệp và thủy sản cả năm ước thực 2.550,864 tỷ đồng tăng 0,1% so với năm 2019; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 26.915 tỷ đồng tăng 2,22% so với năm 2019; sản lượng đánh bắt thủy sản cả năm ước tính đạt 59.528 tấn tăng 1,71% so với năm 2019. Đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid19, hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố giảm mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 30.775,656 tỷ đồng giảm 34,03% so với năm 2019.

4.2.5. Quốc phịng, an ninh

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Tp tương đối ổn định, trật tự an toàn được đảm bảo, các cơng tác phịng, ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm không ngừng được đẩy mạnh. Hoạt động về giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo ln được các cấp quan tâm góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

4.2.6. Văn hóa – xã hội

Hoạt động văn hóa, thơng tin khơng ngừng được đẩy mạnh, đảm bảo tuyên truyền kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện mang tính chính trị, trọng đại của Trung Ương và địa phương. Những kết quả của phong trào góp phần xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội; khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tình làng nghĩa xóm; góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Tp, khơng ngừng thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố ngày càng phát triển. Đến nay, đã xây dựng được 61 Câu lạc bộ Gia đình văn hóa và 76 Câu lạc bộ Ông bà cháu với hơn 3000 thành viên, tất cả 27 xã, phường đã hoàn thành chỉ tiêu 100% thôn, tô dân phô phát động xây dựng Làng văn hóa - Tổ dân phố văn hóa. Con số

này đã phản ánh sức lan tỏa rộng khắp của phong trào đến mọi người, mọi nhà. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và từng hộ gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa. Đồng thời, góp phần khẳng định vai trị, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội. Có thể nói, các gia đình văn hóa tiêu biểu là những hạt nhân trong phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hịa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.

4.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức

Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức với n = 150 CBCC. Dựa trên nghiên cứu của (Nguyễn Đình Thọ, 2014) đề xuất mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện: 5 * số biến quan sát. Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tối thiếu số phiếu nghiên cứu ứng với 24 biến quan sát là: 5x24= 120.

Biến Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 83 55,33% Nữ 67 44,67% Trình độ học vấn Cao Đẳng 3 2% Đại Học 119 79,33% Sau Đại Học 28 18,67% Độ tuổi Từ 23-30 tuổi 26 17,33% Từ 31-40 tuổi 72 48% Từ 41-50 tuổi 34 22,67% Trên 50 tuổi 18 12%

Thâm niên công tác

Dưới 3 năm 7 4,67%

Từ 3-5 năm 42 28%

Trên 5 năm 101 67,33%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)