Cải thiện yếu tố quan hệ với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 112 - 113)

Nội dung biến quan sát Giá trị trung bình

1. Ông/bà nhận được sự hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp 3.7333 2. Ông/bà nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ

đồng nghiệp

3.5533 3. Ông/bà nhận được sự góp ý chân thành từ đồng

nghiệp

3.3067 4. Ông/bà cảm thấy thoải mái, dễ chịu với đồng

nghiệp

3.5133

Bảng 5. 3: Thống kê mô tả yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ nghiên cứu

Giá trị trung bình của các biến quan sát thể hiện ở mức sắp xỉ 3.5, phản ánh mức độ tương xứng của các biến. Nhân tố Quan hệ với đồng nghiệp có giá trị trung bình tương đối cao nên có thể thấy được sự ảnh hưởng đáng kể lên Động lực làm việc của CBCC tại Tp. Nha Trang. Biến quan sát số 3: “Ông/bà nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp” là thấp nhất nên cần được xem xét ưu tiên thay đổi.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những nhân viên có một người bạn thân ở nơi làm việc sẽ có khả năng gắn bó với công việc gấp nhiều lần so với các nhân viên khác. Trên thực tế, không chỉ là bạn thân, chỉ đơn giản là nhân viên có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ có mức độ hài lòng với công việc cao hơn. Các CBCC tại Tp. Nha Trang cũng đồng tình với quan điểm này thông qua bảng câu hỏi khảo sát thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn ở đó là một số mặt hạn chế vẫn còn tồn tại giữa

việc góp ý chân thành giữa mọi người, thiếu sự liên kết gắn bó. Đôi khi vì quan điểm cá nhân hay đơn giản chỉ vì lý do cá nhân bên ngoài mà có thể gây nên vô số những hiểu lầm không đáng có. Con người trong xã hội tiến bộ hiện nay nói chung luôn mong muốn kết bạn và có những mối quan hệ tích cực giống như cần thức ăn, nước uống hàng ngày. Không ai có thế sống hạnh phúc khi đơn độc một mình, vì thế mối quan hệ với đồng nghiệp càng tốt đẹp, chúng ta sẽ càng hạnh phúc hơn và làm việc càng hiệu quả hơn.

Để khắc phục được điều đó thì các nhà lãnh đạo ở các cơ quan tại Tp. Nha Trang cần cho nhân viên của mình thấy được rằng là: Mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp mang đến cho mọi người nhiều lợi ích; chẳng hạn như có người chia sẻ khi công việc quá tải, có người giúp đỡ khi chưa quen với nhiệm vụ mới, có người tán gẫu trong giờ giải lao. Công việc chắc chắn sẽ thoải mái và vui vẻ hơn khi có mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Mối quan hệ tốt ở nơi làm việc mang đến sự tự do: thay vì tiêu tốn thời gian và năng lượng vào khắc phục các vấn đề do các mối quan hệ tiêu cực mang lại, hoàn toàn có thể tập trung vào các cơ hội để phát triển sự nghiệp. Nói cho cùng thì mỗi người đều dành ít nhất 8 giờ đồng hồ một ngày để sống cùng đồng nghiệp, vì thế cơ quan chẳng khác nào là ngôi nhà thứ hai. Đừng vì không thể hòa hợp với đồng nghiệp mà biến 1/3 cuộc sống trở thành chiến trường. Cụ thể hóa những điều đó có thể là: Các hoạt động nhóm nhằm tăng tính liên kết, tạo tiếng nói giữa các thành viên với nhau; Trong các cuộc họp nhường nhiều thời gian hơn cho mọi người đóng góp ý kiến, nói lên quan điểm của cá nhân; Tổ chức các hoạt động ngoài giờ làm việc vào những ngày nghỉ lễ để ai cũng có thể tham gia tăng sự gắn kết…… Đây là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên và đang là một trong những tiêu chí mang tính chất xu hướng trong xã hội văn minh và hiện đại mà các nhà quan trị ở Tp. Nha Trang cần phải có tầm nhìn về vấn đề này; đồng thời có các giải pháp đưa ra để khắc phục, chấn chỉnh để đội ngũ CBCC luôn vững mạnh, trong sạch và toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức tại thành phố nha trang (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)