Một số yếu tố kinh tế của Việt Nam 2012 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lượt kinh doanh cho công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh đến năm 2020 (Trang 68)

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 ướt tính GDP (%) 5,03 5,42 5,98 6,68 5,93 CPI (%) 6,81 6,04 1,84 0,63 0,46 Tỷ lệ lạm phát (%) 6,81 6,04 4,09 4,3 1,81 Tỷ giá hối đoái (%) 20.815 21.190 21.380 21.540 22.280 Thu nhập bình quân đầu

ngƣời (USD/ngƣời/năm) 1.540 1.960 2.000 2.109 2.200

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016)

Qua bảng 2.14 ta thấy, từ năm 2012 – 2015 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam tăng trƣởng liên tục hàng năm từ 5,25% - 6,68% đều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển. Năm 2016 ƣớc tính là 5,93% điều này cho thấy GDP của Việt Nam đang có xu hƣớng tăng đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số

giá tiêu dùng qua các năm 2012 – 2015 liên tục giảm chỉ còn 0,63% và ƣớc tính năm 2016 là 0,46%.

Song song với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, thì tỷ lệ lạm phát đang có chiều hƣớng giảm qua các năm từ 2012 - 2014. Năm 2015 tỷ lệ lạm phát tăng lên nhƣng không nhiều. Năm 2016 ƣớt tính 1,81 đều này cho thấy nền kinh tế đang có chiều hƣớng đi lên giúp cho doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô sản xuất. Ngoài ra do nguồn hàng chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên chính sách quản lý tỷ giá của chính phủ tác động rất lớn đến giá đầu vào của các ấn phẩm. Ta thấy tỷ giá hối đoái tăng đều qua các năm làm cho giá nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo điều này làm cho giá thành của sản phẩm tăng, làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh với thị trƣờng.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2012 là 1.540 USD/ngƣời/năm đến năm 2015 đạt 2.109 USD/ngƣời/năm vì thế Việt Nam đƣợc sếp vào nhóm các nƣớc đang phát triển. Đây là thông tin tốt cho thấy mức sống của ngƣời dân tăng lên, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất kinh doanh nói chung phát triển và ngành in nói riêng.

2.6.2.2 Các yếu tố tự nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có 12 tỉnh và 1 thành phố thuộc trung ƣơng có tổng diện tích tự nhiên gần 40.548,2 km2, dân số khoảng 17.330.900 ngƣời. Đây là vùng có điều kiện lý tƣởng cho dân cƣ sinh sống. Đất đai phì nhiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó có hàng trăm km tiếp giáp với biển rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển.

Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chính sách phát triển xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp điện, hạ tầng tại các thành phố, các khu kinh tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho Công ty phát triển và cũng là thách thức cho Công ty.

Bên cạnh đó, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong sản xuất. Do đó,

đòi hỏi Công ty cần có sự đầu tƣ đổi mới về thiết bị sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.6.2.3 Các yếu tố chính trị - pháp luật

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng và theo định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa.

Sau khi đổi mới, Việt Nam chính thức gia nhập khối ASEAN năm 1995, tham gia AEC, TPP vào năm 2015.

Tình hình chính trị của thế giới biến động, bên cạnh đó tình hình chính trị Việt Nam vẫn giữ mức ổn định tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

2.6.2.4 Các yếu tố văn hóa xã hội

Dân số Việt Nam đang đứng vị trí thứ 14 trên thế giới với hơn 94,1 triệu ngƣời. Trong đó, 80% dân số lao động xã hội, đƣợc đánh giá là đất nƣớc có nguồn lao động dồi dào. Hiện nay, tỷ lệ dân số Việt Nam nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng đạt 1,01 triệu ngƣời trong đó tỷ lệ lao động chiếm khoảng 40%.

2.6.2.5 Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động đến hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự tiến bộ của công nghệ in liên quan đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác nhƣ: vi tính, điện tử, quang học, công nghệ thông tin,... Điển hình nhƣ sự phát triển cao của ngành điện tử và máy tính đã ảnh hƣởng to lớn đến quy trình sản xuất của ngành in. Các loại máy in hiện đại, có hệ thống hiệu chỉnh và điều khiển hoàn toàn bằng máy vi tính, bằng kỹ thuật số, với tốc độ vận hành cao đến 10.000 tờ/giờ.

Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh cũng đã quan tâm đến những yêu cầu về kỹ thuật thiết bị sản xuất đƣợc đầu tƣ phải phù hợp với lợi ích bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay, các khách hàng in lớn đã yêu cầu doanh nghiệp cung ứng phải xác nhận không sử dụng các loại hóa chất độc hại trong mực in, giấy in,... khi mà xu hƣớng tiêu dùng trên thế giới đang giảm dần các loại nhãn, bao bì, in trên màng nhựa khó phân hủy sau khi sử dụng xong.

Ngoài ra, Công ty còn phải đối mặt với những nguy cơ nhƣ: chính trị thế giới không ổn định dẫn đến tình hình kinh tế bị ảnh hƣởng và lạm phát khó kiểm soát, cạnh tranh từ đối thủ trực tiếp và đối thủ tiềm ẩn, …

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chƣơng này tác giả đã khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phân tích một số vấn đề: sản xuất, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2012 – 2015. Môi trƣờng kinh doanh bên trong (nội bộ) và môi trƣờng bên ngoài cũng đƣợc phân tích.

Chƣơng 3

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN IN NGUYỄN VĂN THẢNH ĐẾN NĂM 2020

Chƣơng này định hƣớng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động cho Công ty Cổ Phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020. Và từ những nghiên cứu và thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh. Chúng ta có đƣợc những thông tin cần thiết thành lập các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM), ma trận SWOT, ma trận (QSPM) để lựa chọn chiến lƣợc và đƣa ra các giải pháp phù hợp với hoạt động của Công ty.

3.1 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Tầm nhìn của Công ty

Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp in lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2 Sứ mạng của Công ty

Công ty tập trung vào các lĩnh vực in ấn mà Công ty tham gia. Thể hiện ý chí, quyết tâm phấn đấu của toàn thể Công ty

Công ty thỏa mãn mong muốn của khách hàng bằng sản phẩm chất lƣợng cao, dịch vụ hoàn hảo.

Xây dựng môi trƣờng làm việc lành mạnh, sáng tạo; Trong môi trƣờng đó các cá nhân phát triển tài năng, nhân cách, có vị trí xứng đáng trong Công ty, có cuộc sống tốt đẹp. Mọi thành viên của Công ty nỗ lực, cùng nhau tạo dựng những giá trị chung.

3.1.3 Mục tiêu Công ty

Hội nhập quốc tế đã mở ra những cơ hội mới đối với ngành in của Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp khai thác thị trƣờng mới, thâm nhập phát triển thị trƣờng hiện có. Bên cạnh đó áp lực cạnh tranh cũng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình đó doanh nghiệp đã định hƣớng sản xuất theo các mục tiêu sau:

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát của Công ty

Năng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi và tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển bền vững của Công ty trong nền kinh tế thị trƣờng, thể hiện rõ vai trò là doanh nghiệp in hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Không ngừng đổi mới phƣơng thức quản lý, sử dụng công nghệ tiên tiến trong chế tạo các ấn phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, năng cao thu nhập và đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động.

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thểcủa Công ty

Dựa vào mục tiêu tổng quát Công ty đƣa ra những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn hoạt động nhƣ sau:

- Từ năm 2016 đến năm 2020 phải đạt về sản lƣợng trang in tăng lên đến khoảng 14 tỷ trang (13x19)cm, doanh thu tăng đến 210 tỷ đồng và lợi nhuận tăng lên 10%, tỷ trọng ấn phẩm chất lƣợng cao chiếm trên 40%, các ấn phẩm chất lƣợng cao này phải đạt ngang bằng với kỹ thuật in ở các Công ty khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thu nhập của cán bộ công nhân viên khoảng 10.000.000 đồng/ngƣời/tháng.

3.2 CÁC CÔNG CỤ CUNG CẤPTHÔNG TIN ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC LƢỢC

3.2.1 Phân tích các yếu tố bên trong của Công ty

Các yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đƣợc phân tích bởi ma trận IFE.

Trên cơ sở phân tích nội bộ của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, ta tóm tắt các điểm mạnh –yếu của Công ty nhƣ sau:

Điểm mạnh

- Sản phẩm in đa dạng - Chất lƣợng sản phẩm tốt

- Chính sách hậu mải –dịch vụ chăm sóc khách hàng - Năng lực sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại

- Có uy tín trong kinh doanh  Điểm yếu

- Nguồn vốn đầu tƣ kinh doanh còn hạn chế - Cơ cấu tính giá thành sản phẩm chƣa hợp lý

- Chiến lƣợc nghiên cứu phát triển dài hạn chƣa rõ ràng - Hệ thống quản trị trong sản xuất kinh doanh chƣa hiệu quả - Hoạt động marketing và hệ thống thông tin chƣa hiệu quả - Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực chƣa phong phú

- Sau khi đánh giá mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố. Tuy nhiên, để nhận định khách quan, tác giả đã tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực in ấn với số lƣợng là 6 trong đó có 1 thạc sĩ và 5 đại học điều giữ những chức vụ quan trọng trong Công ty. Từ những thông tin phân tích đƣợc về những yếu tố bên trong ở trên và tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, chúng ta thiết lập đƣợc ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh qua bảng 3.1 nhƣsau: (phƣơng pháp xây dựng ma trận đƣợc mô tả ở mục 1.3.1).

Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Stt Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Sốđiểm quan trọng 1 Sản phẩm in đa dạng 0,10 3 0,30 2 Chất lƣợng sản phẩm tốt 0,14 4 0,56 3 Chính sách hậu mải – dịch vụchăm sóc khách hàng 0,08 3 0,24 4 Năng lực sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại 0,08 3 0,24 5 Đội ngũ nhân viên có chuyên môn vững vàng và

nhiều kinh nghiệm 0,08 3 0,24

6 Có uy tín trong kinh doanh 0,15 4 0,60

7 Nguồn vốn đầu tƣ kinh doanh còn hạn chế 0,08 3 0,24 8 Cơ cấu tính giá thành sản phẩm chƣa hợp lý 0,07 2 0,14 9 Chiến lƣợc nghiên cứu phát triển dài hạn chƣa rõ ràng 0,06 2 0,12 10 Hệ thống quản trị trong sản xuất kinh doanh chƣa

hiệu quả 0,05 2 0,10

11 Hoạt động marketing và hệ thống thông tin chƣa hiệu

quả 0,04 2 0,08

12 Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực chƣa phong

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia, 2016)

Kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho ta thấy, số điểm quan trọng tổng cộng là 3,00. Kết quả này cho ta biết đƣợc các yếu tố bên trong (môi trƣờng nội bộ) của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh ở mức trên trung bình về vị trí chiến lƣợc tổng quát, trong đó mức độ quan trọng nhất là yếu tố có uy tín trong kinh doanh là 0,60 điểm, Chất lƣợng sản phẩm tốt 0,56 điểm và mức độ quan trọng thấp nhất là hoạt động marketing và hệ thống thông tin chƣa hiệu quả 0,08 điểm. Do đó, bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh hiện có, còn phải có hƣớng khắc phục những điểm yếu có ảnh hƣởng quan trọng đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: hoạt động marketing và hệ thống thông tin chƣa hiệu quả, Hệ thống quản trị trong sản xuất kinh doanh chƣa hiệu quả, chiến lƣợt nghiên cứu phát triển dài hạn chƣa rõ ràng,...

3.2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài của Công ty

Các yếu tố bên ngoài của Công ty cổ phân In Nguyễn Văn Thảnh đƣợc phân tích bởima trận EFE.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, ta tóm tắt các cơ hội –đe dọa của Công ty nhƣ sau:

Cơ hội

- Nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển khá - Tiềm năng thị trƣờng lớn

- Sự hỗ trợ của chính phủ cho sự phát triển của ngành in - Có vị trí địa lý thuận lợi

- Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

- Công nghệ kỹ thuật mới ngày càng phát triển  Đe dọa

- Ảnh hƣởng suy thoái kinh tế

- Nguồn giá vật liệu luôn luôn biến động - Sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ - Nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn là rất lớn

- Các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều

Từ những phân tích, đánh giá các yếu tố của môi trƣờng bên ngoài đã và đang ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, chúng ta đã nhận đƣợc những cơ hội có thể tận dụng và nguy cơ mà Công ty đang gặp phải, để nhận định khách quan, ta đã tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực in ấn với số lƣợng là 6 trong đó có 1 thạc sĩ và 5 đại học điều giữ những chức vụ quan trọng trong Công ty. Từ những yếu tố bên ngoài ở trên và tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, chúng ta thiết lập đƣợc ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh qua bảng 3.2 nhƣ sau: (phƣơng pháp xây dựng ma trận đƣợc mô tả ở mục 1.3.2).

Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Stt Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Nền kinh tếtăng trƣởng và phát triển khá 0,05 4 0,20

2 Tiềm năng thịtrƣờng lớn 0,02 1 0,02

3 Sự hỗ trợ của chính phủ cho sự phát triển của ngành

in 0,03 1 0,03

4 Có vịtrí địa lý thuận lợi 0,06 2 0,12 5 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 0,10 3 0,30 6 Công nghệ kỹ thuật mới ngày càng phát triển 0,04 3 0,12

7 Ảnh hƣởng suy thoái kinh tế 0,05 1 0,05

8 Nguồn giá vật liệu luôn luôn biến động 0,25 3 0,75 9 Sự cạnh tranh về giá từcác đối thủ 0,13 3 0,39 10 Nguy cơ từđối thủ tiềm ẩn là rất lớn 0,13 1 0,13 11 Đối thủ cạnh tranh đầu tƣ trang bị thiết bị công nghệ

mới 0,10 1 0,10

12 Các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều 0,04 3 0,12

Tổng cộng 1,00 2,33

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia, 2016)

Qua bảng 3.2 ta thấy, số điểm quan trọng tổng cộng là 2,33 (so với trung bình là 2,50) chứng tỏ khả năng phản ứng của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh thấp hơn mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trƣờng bên ngoài. Mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lượt kinh doanh cho công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh đến năm 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)