Giải pháp về marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lượt kinh doanh cho công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh đến năm 2020 (Trang 89)

7. Lƣợc khảo tài liệu có liên quan

3.5.2.2 Giải pháp về marketing

Thành lập bộ phận chuyên trách về tiếp thị (marketing) với đội ngũ nhận viên có năng lực đƣợc lựa chọn từ các bộ phận khác hoặc có thể tuyển thêm ngƣời từ bên ngoài. Bộ phận marketing có trách nhiệm nghiên cứu môi trƣờng marketing để nhận diện cơ hội thị trƣờng, phân khúc thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và các yếu tố có liên quan để đề ra chiến lƣợc marketing kịp thời. Giải pháp về marketing bao gồm các nhân tố sau:

a. Chiến lược giá (Price)

Giá là một trong bốn tham số có bản trong marketing hỗn hợp, các quyết định về giá ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của Công ty. Mục tiêu của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnhlà xây dựng định vị “sản phẩm chất lƣợng cao, thời gian đáp ứng tốt nhất về giá cả hợp lý”, vì thế Công ty không chủ trƣơng

định giá sản phẩm quá thấp mà cần phải tập trung vào chiến lƣợc tạo sự khác biệt để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh hơn là cạnh tranh về giá.

b. Chiến lượcphân phốivà địa điểm (Place)

Địa điểm và hoạt động phân phối là nội dung hết sức quan trọng trong hệ thống marketing, Công ty cần giải quyết tốt trong chiến lƣợc marketing của mình.

Do đặc thù của ngành in, việc xây dựng kênh phân phối cần phải căn cứ trên những cơ sở sau:

- Các doanh nghiệp in trong khu vực đối với những sản phẩm mà các doanh nghiệp không có khả năng sản xuất về mặt công nghệ nhƣ: hóa đơn liên tục, báo chí,... hay các ấn phẩm đòi hỏi bởi chất lƣợng cao.

Bên cạnh đó cần bố trí nhân viên giao hàng thuộc phân xƣởng thành phẩm, cùng ngƣời phụ trách theo dõi tiến độ sản xuất của từng đơn hàng để tiện việc theo dõi các sản phẩm hoàn thành và thời gian giao hàng nhằm đảm bảo tốt nhất cam kết với khách hàng.

3.5.2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng

Chất lƣợng sản phẩm của Công ty nên đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Tuy nhiên, đối với Công ty là nơi kinh doanh dịch vụ sản phẩm theo yêu cầu khách hàng thì giải pháp về chất lƣợng cũng cần đƣợc quan tâm một số yếu tố sau:

- Thƣờng xuyên phối hợp với những bộ phận chức năng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm và cả nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty.

- Tiếp nhận, xữ lý những thông tin phản hồi của khách hàng về chất lƣợng hàng hóa với thời gian nhanh nhất và đề ra những biện pháp xử lý: thu hồinhững lô hàng bị lỗi,…

- Nên thƣờng xuyên báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.5.2.4 Giải pháp về kế toán – tài chính

Hoạt động tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng đến sản xuất và kinh doanh của Công ty, nhất là trong xu thế hội nhập có nhiều sự cạnh tranh nhƣ hiện nay, đòi hỏi bởi hoạt động tài chính phài luôn linh hoạt và lựa chọn những giải pháp thích

hợp hổ trợ cho tất cả các hoạt động của Công ty phát triển, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhƣ:

- Bộ phận kế toán thƣờng xuyên cập nhật các văn bản quy định về tài chính và thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành mà nhà nƣớc quy định.

- Tăng cƣờng nhiều biện pháp hỗ trợ cho hoạt động thu hồi nợ có hiệu quả tránh hiện tƣợng chiếm vụng vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh.

- Xây dựng mức khoán định mức cho các hoạt động có tính cốt lõi của Công ty về chi phí quản lý, chi phí dịch vụ, chi phí lƣu thông, chi phí marketing,.. một cách hợp lý tốt nhất nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc thuận lợi.

- Bên cạnh đó xây dựng phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả.

- Cần linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tƣ.

3.5.2.5 Giải pháp về nguồn cung ứng

Trong giai đoạn hiện nay nguồn cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một Công ty. Quản trị nguồn cung ứng là sự kết hợp của sản xuất là sự kết hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và hiệu quả nhu cầu của thị trƣờng.

Bên cạnh đó chất lƣợng vật tƣ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và giá sản phẩm, do đó cần phải xây dựng quá trình mua sắm vật tƣ chặc chẽ, từ việc tìm nhà cung cấp cho đến việc kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi nhận hàng đƣa vào sản xuất.

Ngoài ra, Công ty cũng có thể thƣơng lƣợng với nhà cung cấp ký kết các hợp đồng giao hàng theo kỳ hạn trên kế hoạch sản xuất kinh doanh để hạn chế thiệt hại về tồn kho và áp lực về vốn.

3.5.2.6 Giải pháp về hệ thống thông tin

Trong điều kiện kinh doanh ở môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt nhƣ hiện nay, thì việc chú trọng thông tin chính xác là một điều cần thiết cho Công ty. Vì vậy giải pháp về thông tin bao gồm:

- Công ty cần quan tâm tổ chức bộ phận thông tin mạnh và một cơ chế thích hợp để tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin trong nội bộ của doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với thị trƣờng.

- Việc tuyển dụng ngƣời cho bộ phận cần ƣu tiên những ngƣời có chuyên môn đồng thời về công nghệ thông tin, quản lý mạng và kinh doanh.

- Các hoạt động đƣợc ƣu tiên gồm: quản lý thông tin về thị trƣờng nguồn nguyên liệu nhƣ nhu cầu thị trƣờng, kháchhàng, đối thủ cạnh tranh,...

3.5.2.7 Giải pháp liên kết hợp tác

- Với vị trí thuận lợiCông ty cần tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài khu vực: Các trƣờng học, cục thuế, sở tài chính,... để nhận gia công những ấn phẩm có chất lƣợng nhằm mở rộng thị trƣờng khu vực.

- Cần liên kết với các doanh nghiệp in có quy mô lớn để tăng cƣờng học hỏi trao đỏi kinh nghiệm cho nhân viên.

3.5.3 Giải pháp thực hiện chiến lƣợc

3.5.3.1 Giải phápđa dạng hóa sản phẩm

Bổ sung các sản phẩm và dịch vụ mới có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ hiện tại của Công ty.

Đƣa ra sản phẩm mới nhằm lôi cuốn thị trƣờng và có thể thay thế sản phẩm cũ đang có nguy cơ lạc hậu.

Tìm cách tăng trƣởng bằng cách hƣớng tới các thị trƣờng mới với các sản phẩm mớimà về mặt công nghệ không liên quan đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất.

Tìm cách tăng trƣởng bằng cách hƣớng vào thị trƣờng đang tiêu thụ khách hàng hiện có với những sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà về mặt công nghệ không liên quan gì với nhau.

3.5.3.2 Giải phápphát triển sản phẩm

Công ty cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt vấn đề đồng bộ trong sản xuất là một vấn đề quan trọng mà Công ty phải tìm cách khắc phục.

Kinh tế Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, cho nên sản phẩm bao bì đã đƣợc dự báo là có tốc độ phát triển hàng năm từ 10% - 15% trong thời gian tới. Do đó, Công

này với chất lƣợng tốt nhất để đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp.

Mặc dù, sản phẩm in của Công ty hiện đang thực hiện đa dạng với rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trƣờng cũng rất phong phú, thƣờng xuyên có sự thay đổi về hình thức và quy cách, chất lƣợng và màu sắc của sản phẩm. Do đó, Công ty phải đầu tƣ cho bộ phận thiết kế và bộ phận nghiên cứu thị trƣờng về nhân sự cũng nhƣ phƣơng tiện, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tƣơng lai.

3.5.3.3 Giải phápđào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự, đáp ứng nhu cầu phát triển lên một tầm mới trong tƣơng lai. Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh cần thực hiện các công việc sau:

Tuyển dụng nên dựa trên các tiêu chí: cạnh tranh bình đẳng và công khai trên cơ sở năng lực chuyên môn, đoạn tuyệt với thói quen nhờ mối quan hệ quen biết. Các thông tin tuyển dụng cần đƣợc công bố trên website của Công ty, các báo và tạp chí thông dụng, truyền thanh,...

Bên cạnh đó, phòng Tổ chức hành chính cần tham mƣu cho giám đốc xây dựng các tiêu chí tuyển dụng thật chặt chẽ nhằm tìm ra những nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình với công việc.

Thuyên chuyển các nhân viên có năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc không nhiệt tình làm việcđến bộ phận phù hợp.

Công ty luôn quan tâm, chú trọng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm, doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Đồng thời thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo dài hạn hàng năm, thƣờng xuyên cữ cán bộ đi bội dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Công ty phải có chính sách liên kếtvới các trƣờng đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề và các doanh nghiệp in mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Công ty cần phải quan tâm đến đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị bảo hộ tạo môi trƣờng lao động an toàn, để ngƣời lao động có thể yên tâm và gắn bó lâu dài với Công ty. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nhằm tạo ra các giá trị mới vì sự phát triển bền vững của Công ty.

3.5.3.4 Giải phápphát triển thị trường

Bên cạnhhệ thống máy móc thiết bị, vốn và năng lực sảnxuất hiện có, Công ty cần phải tổ chức và phát triểnhệ thống kênh phân phối cho thị trƣờng này năng động và hiệu quả hơn, đồng thời việc xây dựng nguồn nhân lực phù hợp để đẩy mạnh hoạt động tại thị trƣờng này là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờngmới.

3.6 KIẾN NGHỊ

3.6.1 Đối với địa phƣơng

Với địa bàn mà Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đang hoạt động kinh doanh, thì những chính sách quy định của các địa phƣơng trong khu vực cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do đó, tác giả cò một số kiến nghị sau:

Hỗ trợ của địa phƣơng cho các doanh nghiệp in trên địa bàn và hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nƣớc thì cần ƣu tiên ủng hộ.

Các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị in ấn trên địa bàn một cách chặt chẽ, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giũa các doanh nghiệp in.

3.6.2 Đối với Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn có quy mô lớn ở trong Tỉnh cũng nhƣ trong khu vực. Vì vậy, để thực hiện đƣợc những chiến lƣợc phát triển kinh doanh đã đề ra, ngoài nhũng kiến nghị trên tác giả cũng kiến nghị với Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnhmột số vấn đề sau:

các mục tiêu đề ra. Thay đổi trong quản lý, giao quyền chủ động hơn nữa cho các phòng ban, phân xƣởng, cơ cấu tổ chức,... linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời có chính sách khuyến khích đãi ngộ đối với các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự thành công của Công ty.

Trong thời kỳ hội nhập, thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất, nó mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực thi chiến lƣợc. Do đó, Công ty phải biết phát huy những tinh thần đoàn kết, tinh thần làm chủ,...để làm đƣợc những điều đó lãnh đạo Công ty phải thƣờng xuyên quan tâm đến đời sống vặt chất, tinh thần của nhân viên để tăng thêm lòng nhiệt quyết đối với Công ty. Bên cạnh đó Công ty cần có những kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để họ có thể vừa làm vừa học, có thể hoàn thành tốt công việc đƣợc giao vừa đáp ứng nhữngyêu cầu của công việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh. Trƣớc tiên tác giả xác định sứ mạng, mục tiêu của Công ty, sử dụng ma trận SWOT để hình thành các chiến lƣợc khả thi có thể lựa chọn và phân tích các chiến lƣợc đã đề xuất. Tiếp theo sử dụng ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (QSPM) để đánh giá khách quan trong số chiến lƣợc có thể thay thế, chiến lƣợc nào là phù hợp nhất cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn của Công ty. Qua ma trận (QSPM) tác giả đã xác định đƣợc 4 chiến lƣợc chính, đó là:

Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm

 Chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực

Chiến lƣợng phát triển thị trƣờng

3.6.3 Hạn chế của đề tài

Luận văn chƣa phát triển đƣợc chiến lƣợc cũ của Công ty.

Chƣa phân tích ma trận vị thế chiến lƣợc và đánh giá hoạt động (SPACE) của Công ty

Chỉ phỏng vấn 10 chuyên gia bao gồm bên trong và bên ngoài Công ty.

Qua kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia giúp tác giả xác định 6 điểm mạnh và 6 điểm yếu Công ty đang có, làm cơ sở xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE). Kết quả này củng chỉ ra 6 cơ hội và 6 thách thức mà Công ty có thể tận dụng hoặc đối mặt để làm cơ sở xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). Thông qua số liệu khảo sát tác giả cũng đã lựa chọn đƣợc 2 đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ và Công ty TNHH MTV In dƣợc Hậu Giang.

Tiếp theo, tác giả sử dụng ma trận định lƣợng (QSPM) để lựa chọn các chiến lƣợc phù hợp nhất đó là: Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm, chiến lƣợc phát triển sản phẩm, chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực và chiến lƣợc phát triển thị trƣờng.

Nhƣ vậy, các chiến lƣợc đƣợc lựa chọn và các biện pháp thực hiện chiến lƣợc cũng đƣợc đề xuất. Tuy nhiên, để thực hiện các chiến lƣợc cùng với các giải pháp thì cần phải có sự thực hiện của Công ty và sự can thiệp của chính phủ để giúp cho Công ty ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải có hƣớng đi cho riêng mình. Thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần In Nguyễn Văn Thảnh, tác giả đã thành lập ma trận SWOT, QSPM và đƣa ra một số chiến lƣợc khả thi và giải pháp phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị trong tƣơng lai, cụ thể nhƣ sau: (1) Chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm, (2) chiến lƣợc phát triển sản phẩm, (3) chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực, (4) chiến lƣợc phát triển thị trƣờng. Và trên cơ sở những chiến lƣợc đó tác giả cũng đề xuất 8 giải pháp để thực hiện 4 chiến lƣợc đó.

Tuy nhiên, do môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi, do bị ảnh hƣởng nhiều của thị trƣờng, kinh tế vĩ mô và quốc tế nên tất cả các chiến lƣợc và giải pháp để thực hiện chiến lƣợc cần phải đƣợc lựa chọn và kết hợp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty tại thời điểm đó. Với các đề nghị này Công ty phải thực sự quan tâm hoặc có biện pháp thay thế để mục tiêu cuối cùng đạt đƣợc kết qua nhƣ mong muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nƣớc:

1. Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của năm 2012, 2013, 2014 và 2015;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lượt kinh doanh cho công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh đến năm 2020 (Trang 89)