Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút NGUỒN NHÂN lực CHẤT LƯỢNG CAO TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 38)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U

1.3. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT

1.3.3. Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dương

Việc thu hút nhân lực của Bình Dương được thực hiện theo Quyết định 133/2006/QĐ-UB ngày 16/08/2006 của UBND tỉnh Bình Dương, với một số chính sách khác biệt như:

-Đối với những người được đào tạo sau đại học: mức trợcấp ban đầu sẽkhác nhau tùy hạng tốt nghiệp và nơi tốt nghiệp, ví dụ: Thạc sĩ trong nước được trợ cấp 15 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 4 triệu đồng; tốt nghiệpở nước ngoài được 20 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 6 triệu đồng;

- Đối với những chức danh, ngành nghề tỉnh đang cần nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn sẽ được UBND tỉnh xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng (áp dụng cho cảcán bộ, công chức, viên chức của tỉnh);

- Có hình thức hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định cho một công việc cụthểtheo yêu cầu của UBND tỉnh với mức thù lao thỏa thuận nhưng không quá:

+ Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I : 4.000.000 đồng/ tháng. + Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II : 6.000.000 đồng/ tháng. + Thạc sĩ : 7.000.000 đồng/ tháng. + Tiến sĩ, Phó giáo sư : 10.000.000 đồng/ tháng.

+ Giáo sư : 12.000.000 đồng/ tháng.

- Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có chương trình,đề tài, dựán ứng dụng khoa học cấp tỉnh được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá đạt kết quảxuất sắc và được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được hỗtrợ không quá 20.000.000 đồng/đềán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút NGUỒN NHÂN lực CHẤT LƯỢNG CAO TRONG các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 38)