5. Kết cấu luận văn
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU
- Xu hướng dịch chuyển nhân lực trình độ cao trên phạm vi toàn cầu: Quyền tự do đi lại và các chính sách mở cửa, chào đón “nhân tài” của các quốc gia khiến nguồn nhân lực trình độ cao được tự do dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau trên thế giới. Cơ hội là công bằng cho tất cả nếu môi trường làm việc đáp ứng được các kỳ vọng của người lao động, cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh cũng rất gay gắt. Lao động được tựdo dịch chuyển lại trở thành thách thức cho những nước đang phát triển với nguy cơ của nạn “chảy máu chất xám”.
- Xu hướng dịch chuyển nhân lực trình độ cao trong nước: Các thành phố lớn, trung tâm kinh tế- xã hội luôn có sức hút mạnh mẽ đối với nhân lực trìnhđộcao vì thế tỉnh Quảng Bình do hạn chế về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn chậm phát triển nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời gọi, thu hút nhân tài.
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà phát triển kinh tếcủa tỉnh trong thời gian đến tập trung vào các ngành du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, chếbiến nông lâm thủy sản,…
- Chủ trương, chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh thời gian qua đã được kiểm định qua thực tiễn là đúng đắn, có tác dụng kích thích, lôi kéo nguồn nhân lực từ nơi khác về, từ khu vực tư sang khu vực công, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứctrong các cơ quan hành chính, đơn vịsựnghiệp công lập của tỉnh. Cùng với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016– 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, đào tạo người có trình độchuyên môn cao của tỉnh. Mặt khác, ngày 05/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộtừ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Như vậy, trên cơ sở quy định của Trung ương, chủ trương,
chính sách của tỉnh Quảng Bình trong lĩnh vực này là khá rõ ràng và quyết liệt. Đây là những cơ sởthuận lợi lớn trong việc hoàn thiện chính sách trong thời gian đến.
- Môi trường sống và làm việc của tỉnh Quảng Bình thời gian qua cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, Nghịquyết Đại hội Đảng bộtỉnh Quảng Bình lần thứXVI, nhiệm kỳ2015 – 2020 đã xác định: “Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, huy động mọi nguồn lực đểphát triển kinh tế –xã hội; nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện đời sống của nhân dân; giữvững ổn định chính trị - xã hội; quyết tâm phấn đấu đưa Quảng bình phát triển nhanh và bền vững”. Với những điều kiện hiện tại và quyết tâm thực hiện mục tiêu tốt đẹp đãđềra thì Quảng Bình sẽtạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian đến.
Tạo bước chuyển mạnh về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là thu hút một lực lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo bài bản cho hệ thống các cơ quan hành chính từ tỉnh đến huyện và ngay cảcấp xã; bên cạnh đó xem xét thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu cho các đơn vịsựnghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ.
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở xác định đúng nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng; phát huy nội lực, tận dụng tri thức và nguồn lực trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần tương xứng với năng lực, trình độ của đối tượng thu hút, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy tối đa nănglực của đối tượng thu hút, đóng góp hiệu quảcho sựphát triển kinh tế - xẫhội của tỉnh.
Tăng cường khả năng thông tin, dự báo và định hướng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của từng lĩnh vực, ngành nghề, từng cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Hoàn thiện tiêu chí thu hút, tuyển dụng theo hướng đề cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu xây dựng tiêu chí bổsung cho ngành nghề, lĩnh vực đặc thù.
Nghiên cứu điều chỉnh các chế độ đãi ngộ phù hợp với tình hình thực tiễn từng thời kỳ, tập trung chế độ hỗ trợ ban đầu, chế độ đãi ngộ về nhà ở, tạo điều kiện đào tạo, thăng tiến tốt.
Tiếp tục tuyên truyền quảng bá chính sách; hoàn thiện thủtục tiếp nhận, sửdụng đối tượng thu hút.
Hoàn thiện quy trìnhđánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mụ c tiêu tổ ng quát
Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực của các cơ quan hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hoạch định chính sách, triển khai thực hiện chính sách, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quảnền công vụ.
3.1.2.2. Mụ c tiêu cụ thể
- Đến năm 2022, thu hút được 150 người có trìnhđộchuyên môn cao, chuyên gia trên một số lĩnh vực mà tỉnh đang cần để phát triển; trong đó có 30 tiến sỹ, 70 thạc sỹ, 50 người tối nghiệp đại học loại giỏi.
- Từng bước hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối tượng tham gia thực hiện chính sách thu hút.
- Tinh giản hồ sơ, thủ tục của đối tượng đăng ký tham gia thu hút, thời gian thực hiện chính sách thu hút nhanh, gọn, minh bạch từ đó tạo động lực thu hút được nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao vềcông tác tại tỉnh.
- Nâng cao định mức các chế độ đãi ngộ; áp dụng chế độ đãi ngộ cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho các chuyên gia có uy tín, có công hiến nổi bật trong các tổchức nghiên cứu, khu công nghệcao, khu công nghiệp công nghệthông tin, các bệnh viện chuyên sâu, các cơ sởgiáo dục đào tạo chất lượng cao.
- Cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường sống hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực trìnhđộ cao đến sống và làm việc tại tỉnh.
- Ưu tiên thu hút, bố trí nhân lực trình độ thạc sĩ trở lên phục vụ các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục -đào tạo, khoa học - công nghệ.
- Hoàn thiện các quy định, chế tài về đánh giá, khen thưởng cán bộ, công chức hàng năm; tạo điều kiện công bằng cho mọi công chức thểhiện năng lực và được quan tâm đềbạt, thăng tiến nếu đủ điều kiện.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚTNGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNHNHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
Qua phân tích thực trạng tổ chức bộ máy; số lượng, chất lượng công chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay; Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quanhành chính mà tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện trong hơn 05 năm qua vàqua tham khảo bài học kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác trong nước, trên cơ sởmục tiêu, định hướng xây dựng và thực hiện chính sách, tác giả xin đềxuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quanhành chínhnhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tớinhư sau:
3.2.1. Nhóm giải phápxây dựng điều kiện, môi trường làm việc
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cảnhững gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sựphát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài).
Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức (được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm: cơ sởvật chất, tinh thần, chế độchính sách, mối quan hệgiữa lãnhđạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổchức, đơn vị.
Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổchức, đơn vị.
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụtrách phải xác định đây là một nhiệm vụcần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa đơn vị.
- Trước hết, đơn vịphải bảo đảm điều kiện về cơ sởvật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụcho việc thực hiện nhiệm vụchuyên môn. Tùytheo điều kiện thực tếcủa cơ quan, đơn vị đểtrang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Phương tiện làm việc, cơ sở vật chất của cơ quan hành chính tỉnh Quảng Bình còn thiếu và lạc hậu là nhận định chung cảhainhóm đối tượng được điều tra là người quản lý, sử dụng công chức thu hút và công chức thu hút, do đó thời gian tới tỉnh Quảng Bình cần hết sức quan tâm khắc phục.
- Thứ hai, một nội dung hết sức quan trọng để phát huy năng lực của cán bộ, công chức là thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đềbạt, bổnhiệm cán bộ.
Trong nội dung này cần quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Cơ quan, đơn vịcần xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đơn vị. Cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về chuyên môn, nhiệm vụ, bồi dưỡng kiến thức, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học… Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhiệm vụcủa cơ quan, đơn vị. Thường xuyên quan tâm đến chính sách khi cửcán bộ, công chức đi học như hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, công chức có thể vừa học vừa làm yên tâm công tác. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng cơ quan, đơn vị có được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị để đảm đương nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc thực hiện các chính sách đối với các cán bộ, công chức thuộc diện gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số… Đây là những nội dung rất nhạy cảm trong công tác cán bộ.
- Thứ ba, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổchức đểcó thểxây dựng đơnvị vững mạnh. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gồm nhiều nội dung, song nội dung quan trọng hơn cảlà việc tổchức, phân công, bốtrí công việc hợp lý, phù hợp với trìnhđộ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi cán bộ, công chức, đó chính là “nghệ thuật dùng người”. Có thể nói, đội ngũ cán bộ cũng như những bộ phận trong cơ thể con người, nếu ta sắp xếp, phân công không đúng chỗ sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động lộn xộn, không thống nhất, đưa lại những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó, yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng; đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kìm chế trong mọi hoàn cảnh; luôn giữ được mối quan hệ mật thiết đối với nhân viên, nếu nhân viên làm việc sai thì từtừuốn
nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng… tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và thủ trưởng. Ngoài các yếu tố nói trên, người lãnhđạo cần có những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với cán bộ, công chức; có khen, có chê… Nội dung đánh giá phải hết sức đúng đắn, khách quan tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích cán bộ, công chức cốgắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụchuyên môn. Ngoài ra người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi cán bộ, công chức trong đơn vịvà hỗtrợkịp thời khi có khó khăn.
- Thứ tư, xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụchung của đơn vị. Nội dung này đòi hỏi lãnhđạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị đểkịp thời giải quyết, thường xuyên đểmọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu. Tóm lại, xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổchức hay đơn vị nói chung và các cơ quan hành chính nói riêng phải quan tâm thực hiện; có môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân cán bộ, công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị cần tạo những điều kiện cần thiết để cán bộ, công chức tiếp cận với môi trường bên ngoài vềtrìnhđộcông nghệ, khoa học - kỹthuật… nhằm theo kịp với tình hình kinh tế, xã hội đang ngày một phát triển. Chúng ta đang thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của bộ máy nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi cơ quan, tổchức, đơn vịphải xây dựng cho mình một môi trường làm việc tốt đểcán bộ, công chức phát huy một cách toàn diện năng lực của mình cho việc thực hiện nhiệm vụchung.
Xây dựng được môi trường, điều kiện làm việc tốt sẽ tạo động lực giúp tỉnh thu hút được nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng như góp phần phát huy được hiệu quảsửdụng nguồn nhân lực mà tỉnh Quảng Bìnhđã thu hút.
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức tuyển dụng
3.2.2.1. Xác đị nh vị trí việ c làm, dự báo nhu cầ u về số lư ợ ng, chấ t lư ợ ng công chứ c cầ n thu hút
Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụgắn với chức danh nghềnghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu công chức, viên chức đểthực hiện tuyển dụng, sửdụng và quản lý, sửdụng trong các đơn vị hành chính, đơn vịsự nghiệp. Vị trí việc làm trong đơn vị hành chính được phân loại thành vị trí việc làm do một người đảm nhận, nhiều người đảm nhận và vị trí việc làm kiêm nhiệm. Xác định vị trí việc làm là đòi hỏi tất yếu trước khi một cơ quan, đơn vị ra đời để định hình tổchức bộmáy và tiêu chuẩn chọn nhân sựphù hợp với từng vịtrí.
Thực hiện Nghị định số41/2012 của Chính phủ quy định vềvịtrí việc làm trong