Tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 71)

1 Tổ chức có ATM tổ chức

2.2.7. Tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng

Nguồn thu từ cung cấp dịch vụ thẻ của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là phí thu từ các ĐVCNT, các khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải nộp theo hợp đồng sử dụng thẻ, khoản lãi khách hàng phải trả nếu khơng thanh tốn đầy đủ theo sao kê, phí rút tiền mặt đối với thẻ tín dụng, khoản phí do thực hiện thanh tốn cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các TCPHT (phí đại lý thanh tốn). Ngồi ra cịn có các loại phí nâng hạn mức tín dụng, phí tra sốt, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc,...

Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm: chi phí trang bị máy móc thiết bị cho các ĐVCNT, chi phí in ấn và mã hố thơng tin, quản lý hồ sơ khách hàng, lệ phí tham gia TCTQT, các tổn thất do các rủi ro phát sinh, tiền lương nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Các chi phí khác bao gồm: chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định, các khoản trả lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, chi phí cho việc quảng cáo,... Ngồi ra, nếu ngân hàng khơng phát hành đủ số thẻ ký kết hàng năm với TCTQT (như American Express) thì ngân hàng cịn phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số phát hành theo hợp đồng.

Hiện nay chưa có một báo cáo hay thống kê cụ thể nào về kết quả tài chính từ hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng được cơng bố và

phương pháp xác định thu nhập, chi phí, lợi nhuận từ dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng cũng khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ nói chung và thu nhập từ dịch vụ thanh toán trên tổng thu nhập tại các ngân hàng vẫn còn khá thấp. Theo nhận định chung của các ngân hàng thì rất ít ngân hàng đạt được lợi nhuận thực sự từ dịch vụ thẻ mà phần lớn đều xác định đây là giai đoạn đầu tư nhằm tăng số lượng khách hàng và phát triển dịch vụ thanh tốn, tín dụng trên tập khách hàng tăng thêm sau đó.

Trên thực tế, thị trường thẻ ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990 và bước sang giai đoạn phát triển từ năm 2006 trở lại đây. Cho đến nay, hầu hết các NHTM trong nước đều đang phải bù lỗ cho lĩnh vực đầu tư mới mẻ và tốn kém này. Hầu hết các NHTM đều xác định, từ 2000 - 2010 là giai đoạn cạnh tranh về thị phần trong nước, ngân hàng buộc phải dành lợi nhuận từ các lĩnh vực truyền thống như tín dụng, chuyển tiền. để bù đắp cho phát triển lĩnh vực thẻ. Là lĩnh vực công nghệ cao, nên chi phí đầu tư rất tốn kém cho hệ thống tin học, phần mềm, máy chủ, máy trạm... cho đến các thiết bị máy in dập thẻ, máy ATM, POS. Ví dụ, POS có giá dao động từ 5-8 triệu đồng/máy, ATM bình qn có giá từ 500 - 700 triệu đồng/máy, hệ thống máy in dập nổi thẻ có giá hàng chục tỷ đồng, đắt hơn nữa là hệ thống máy chủ và phần mềm của ngân hàng: hệ thống này phải mạnh và đủ sức xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày khi các ngân hàng kết nối hệ thống với nhau; phải không bao giờ bị “sập” để đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng và hạn chế tối đa rủi ro tổn thất do tội phạm công nghệ cao tấn công. Giả sử, một ngân hàng muốn đầu tư 1.000 máy ATM, ngân hàng đó ít nhất phải bỏ ra khoảng 600 tỷ đồng tiền mua máy, đó là chưa kể đến chi phí lắp đặt, thuê địa điểm, thuê người giám sát. Hơn nữa, thẻ là một lĩnh vực mới, nên chi phí về đào tạo nhân lực và quảng cáo càng tốn kém hơn các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn đầu,

ước tính một NHTM nhà nước bình qn phải chịu lỗ từ 50-100 tỷ đồng/năm cho lĩnh vực thẻ (tuỳ thuộc vào quy mô đầu tư của mỗi ngân hàng).

Việc thu phí giao dịch thẻ tại ATM được các ngân hàng áp dụng dè dặt. Hiện tại, hầu hết khách hàng không phải trả phí rút tiền mặt bằng thẻ ghi nợ tại ATM của ngân hàng mình mở thẻ và phải trả 3.300 đồng/giao dịch khi rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác. Khi có thơng tin về việc khách hàng có thể phải trả phí khi rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng mình mở thẻ và tăng lên mức 5.500 đồng/giao dịch tại ATM của ngân hàng khác thì dư luận có rất nhiều ý kiến trái chiều, do đó, việc thu phí theo mức trên chưa được các ngân hàng thực hiện.

Tuy nhiên, dịch vụ thẻ cũng mang lại những lợi ích đi kèm cho các ngân hàng từ việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Lợi ích của các ngân hàng chủ yếu đến từ việc tận dụng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn của dân cư cũng như của tổ chức kinh tế tại ngân hàng thông qua giao dịch thẻ và tiền gửi thanh toán, đặc biệt trong giai đoạn lãi suất huy động vốn tăng cao thì đây là nguồn vốn tương đối rẻ. Nhờ có việc phát triển dịch vụ thẻ mà các ngân hàng đã gia tăng đáng kể số lượng tài khoản thanh toán cá nhân từ khoảng 6 triệu tài khoản năm 2006 lên đến gần 30 triệu tài khoản năm 2010, kéo theo đó là lợi ích thu được từ lượng tiền gửi khơng kỳ hạn của khách hàng vào ngân hàng với mức tăng trưởng bình quân 25-30% mỗi năm. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ góp phần làm giảm thiểu chi phí giao dịch tại quầy và tăng năng lực xử lý nghiệp vụ ngân hàng, thu hút khách hàng tiềm năng bằng dịch vụ tiện ích.

Xu hướng đang được các ngân hàng hình thành là tích hợp các sản phẩm hiện có thành gói sản phẩm cung ứng cho từng loại đối tượng khách hàng, đảm bảo phục vụ đồng bộ và hiệu quả nhất cho khách hàng. Đối với

nhiều ngân hàng, việc phát hành thẻ cho khách hàng sử dụng là bước đầu tiếp cận với khách hàng để cung ứng nhiều hơn 01 sản phẩm dịch vụ. Khi mở thẻ, thông thường khách hàng sẽ có quan hệ tiền gửi (tài khoản tiền gửi thanh toán đối với thẻ ghi nợ) hoặc tín dụng (vay qua thẻ tín dụng) với ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể tăng thêm nguồn thu từ việc cung ứng dịch vụ thanh toán trên tài khoản, dịch vụ tư vấn tài chính, mở rộng tín dụng đặc biệt là tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng. Mặt khác, cung cấp dịch vụ thẻ bên cạnh những dịch vụ truyền thống của ngân hàng cũng góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm và ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ theo các gói đầy đủ cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân có thể gồm dịch vụ thanh tốn qua tài khoản thẻ như trả lương, thanh tốn tiền mua hàng hóa tại các cửa hàng, thanh tốn hóa đơn định kỳ hàng tháng, topup điện thoại, rút tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu,... và các dịch vụ tư vấn tài chính, cho vay tiêu dùng, dịch vụ tiết kiệm,. Việc cung cấp các gói dịch vụ như vậy đã tăng thêm sự tiện lợi cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cơ bản của các cá nhân, góp phần tạo dựng sự trung thành của các khách hàng đối với ngân hàng và thu hút thêm các khách hàng mới.

Tham gia cung ứng dịch vụ thẻ trên thị trường đã giúp các ngân hàng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các TCTQT, các công ty trung gian hỗ trợ dịch vụ thẻ và với các ngân hàng khác. Từ đó, các ngân hàng có cơ hội học hỏi, tiếp nhận công nghệ tiên tiến và bắt kịp xu hướng của các ngân hàng trên thế giới. Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cũng khiến các ngân hàng trở nên năng động, sáng tạo và nhạy bén hơn với các cơ hội kinh doanh nhằm tìm chỗ đứng và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, thơng qua việc cung ứng dịch vụ thẻ thanh tốn, hình ảnh, uy tín và danh tiếng của ngân hàng cũng được nâng lên trên thị trường.

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w