Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 112)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN Việt Nam cần phát huy tốt vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về các phương tiện, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, đồng thời giám sát và định hướng để các dịch vụ thanh tốn tiện ích như thẻ ngân hàng phát triển hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

3.3.2.1. Hồn thiện khn khổ pháp lý trong hoạt động thẻ ngân hàng

NHNN cần rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Trước hết, NHNN cần xây dựng và ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, bao gồm các Nghị định, Thơng tư liên quan đến các chủ thể tham gia thanh tốn nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Trên cơ sở đó, NHNN tiếp tục hồn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phát hành, thanh toán thẻ theo hướng: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thẻ, kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan. Bên cạnh đó, thẻ sẽ trở thành cơng cụ thanh tốn chiếm ưu thế trong tương lai, vì vậy, để thẻ trở thành phương tiện thanh tốn hữu hiệu thì rất cần những điều khoản cụ thể, chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối và tín dụng.

NHNN phối hợp với Bộ Tài chính có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động thẻ. Dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng bao gồm: dự phòng rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro khác. Rủi ro tín dụng trong hoạt động thẻ sẽ thực hiện tuân theo quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng hiện hành (như Quyết định số 493/2005/QĐ-

NHNN ngày 22/4/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Dự phòng rủi ro khác được xác định trên cơ sở tỷ lệ gian lận, rủi ro hoạt động phát hành và thanh toán thẻ đã được các TCTQT thống kê trên diện rộng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam là thành viên và được NHNN quy định trong từng thời kỳ. về nguyên tắc trích lập dự phịng rủi ro cần đảm bảo các ngun tắc: khoản dự phịng trích lập được hạch tốn vào chi phí hoạt động của các ngân hàng; các ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo NHNN, Bộ Tài chính về tình hình trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng.

3.3.2.2. Phát triển các hệ thống thanh tốn

* Hồn thiện và phát triển hệ thống TTĐTLNH

Tập trung phát triển hệ thống TTĐTLNH vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động. Hệ thống TTĐTLNH cần được xây dựng với giao diện mở rộng có thể sẵn sàng kết nối với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng.

* Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất

NHNN cần sớm hoàn thiện xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Việt Nam trên cơ sở tái cấu trúc Banknetvn, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có điều kiện phát triển tương đương như mơ hình Trung tâm chuyển mạch CUP của Trung Quốc. CUP là một công ty cổ phần do hơn 80 định chế tài chính của Trung Quốc góp vốn, được

thành lập tháng 03/2002 theo sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). PBOC đua ra yêu cầu rằng tất cả các NHPHT trong lãnh thổ Trung Quốc đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do CUP quy định và là thành viên của CUP. Cho đến nay, CUP đã kết nối tới 227 thành viên là các NHTM ở Trung Quốc, trong đó có 5 NHTM quốc doanh lớn nhất, 13 ngân hàng cổ phần, 127 NHTM khu vực tỉnh, thành phố trong cả nuớc; kết nạp 62 thành viên và có 85 đối tác tại nuớc ngoài. Hoạt động chủ yếu của CUP là hoạt động chuyển mạch giao dịch thẻ qua ATM và POS cho các ngân hàng thành viên, việc quyết toán các giao dịch thẻ liên ngân hàng đuợc thực hiện thông qua PBOC trên cơ sở thông tin thanh toán do CUP cung cấp. Thành công của CUP đối với thị truờng thẻ Trung Quốc là những kinh nghiệm và bài học có thể áp dụng trong những năm tiếp theo đối với thị truờng thẻ Việt Nam.

3.3.2.3. NHNN cần đua ra định huớng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với các nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định huớng phát

triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, từ đó dẫn đến khơng tận dụng

đuợc các lợi thế chung. Đồng thời, NHNN cần thuờng xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu, chuyên đề về thẻ, cùng NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện. Cho phép các NHTM Việt Nam đuợc áp dụng linh hoạt một số hình thức uu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của ngân hàng nuớc ngoài phát hành.

3.3.2.4. Ngân hàng Nhà nuớc cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch,

tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt đuợc các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phuơng tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các đơn vị trên cần tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phuơng tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhu thẻ thông qua việc quảng bá trên các phuơng tiện thông tin đại chúng, các chuơng trình giáo dục đào tạo để cơng chúng và các tổ chức xã hội có đầy đủ thơng tin và hiểu biết về các loại thẻ; nâng cao hiểu biết về các phuơng tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp lý, chủ truơng, chính sách liên quan đến hoạt động thẻ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w