GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1.1. Tiềm năng phát triển của thị trường thẻngân hàng
Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tiềm năng cho thị trường dịch vụ là rất lớn.
Sự quan tâm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và những ứng dụng rộng rãi của nó trong các hệ thống thanh tốn sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho việc thực hiện và xử lý các giao dịch thanh toán điện tử, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí cung cấp dịch vụ, mở ra khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng liên quan đến thẻ ngân hàng, tăng nguồn thu từ phí dịch vụ cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các giao dịch thanh tốn bằng tiền mặt và các cơng cụ thanh toán sử dụng chứng từ sẽ giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng trong giao dịch th anh toán bằng thẻ và chuyển tiền điện tử. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức chuyên cung cấp giải pháp, trung gian hỗ trợ dịch vụ thẻ và sự liên kết giữa các tổ chức này với ngân hàng, công ty viễn thông di động đang được hình thành cũng góp phần hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thanh tốn trong nền kinh tế.
Có thể thấy việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng là một tất yếu khách quan và phù hợp với chiến lược phát triển chung về hoạt động thanh toán
ngân hàng, do thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, có hàm lượng ứng dụng cơng nghệ cao và phù hợp để thanh tốn trong tiêu dùng của dân cư.
Theo nhận định về thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam của một số tổ chức, nếu chỉ dựa thuần tuý vào con số thống kê về số người sử dụng thẻ thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán ở Việt Nam. Nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn. Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Về ngân hàng, kể từ ngày 01/4/2007, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (chế độ đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi vốn có tiềm năng và kinh nghiệm về lĩnh vực dịch vụ sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy thị trường dịch vụ trong nước phát triển, trong đó có dịch vụ thanh tốn thẻ.
Như vậy, có thể khẳng định ngân hàng - một trong các thành phần chính tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch bằng thẻ thanh tốn - ln phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ này. Đối với hai thành phần là người sử dụng thẻ- người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ hay người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngồi các yếu tố về chất lượng hàng hố, chính sách giá cả cũng như các chính sách hậu mãi, họ cũng phải quan tâm đến các phương thức thanh toán mới đang thịnh hành trên thị trường thế giới. Do vậy, số lượng các ĐVCNT sẽ tăng lên rất nhanh trong thời gian tới nếu như Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế được tồn cầu hố cao.
Vì vậy, điều cơ bản là tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ. Rõ ràng là cùng với xu hướng hội nhập, những dịch vụ ngân hàng hiện đại được phổ biến, đời sống đã và đang ngày được tăng lên, việc chấp nhận thẻ sẽ trở nên phổ biến. Việc mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ không chỉ đơn thuần cho việc đầu tư lấy lãi mà còn phục vụ cho việc thanh tốn hoặc cho các mục đích đầu tư khác. Khi những chi phí cho việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và tính bất tiện, khơng an tồn của chúng ngày càng được nhận rõ thì những tập quán này sẽ sớm được thay thế bằng các phương thức thanh tốn hiện đại, trong đó có thẻ thanh tốn.
Có thể nói trong tương lai, với môi trường xã hội, pháp lý ổn định và phát triển sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy q trình phát triển dịch vụ thẻ, phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ sẽ ngày càng được mở rộng, công nghệ thẻ sẽ phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu.