Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Trong bất kỳ một loại hình kinh doanh nào thì Chính phủ ln đóng vai trị quan trọng: hỗ trợ và định huớng phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầy phức tạp nhu lĩnh vực ngân hàng càng cần có sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Cụ thể, trong hoạt động thanh tốn thẻ của ngân hàng là một hình thức thanh tốn mới, Chính phủ phải quan tâm nhiều hơn để thúc đẩy các NHTM triển khai hoạt động này. Hiện nay, khi chúng ta gia nhập vào WTO, hội nhập vào kinh tế thế giới, các NHTM trong nuớc sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nuớc ngoài trong thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ - một cuộc cạnh tranh khá cơng bằng ít có sự bảo hộ của Nhà nuớc.

Chính phủ cần hỗ trợ nhiều mặt nhu: tạo mơi truờng pháp lý hồn thiện, đầu tu xây dựng cơ sở hạ tầng, có những chính sách khuyến khích hoạt động

kinh doanh thẻ, tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chỉ thị này đã tạo nên bước phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi cả nước, nơi mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản. Việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng này cần đảm bảo một sự thuận lợi nhất cho các đối tượng khi rút tiền, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ và mua sắm hàng hố.

Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt như thanh tốn thẻ thơng qua các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh tốn; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng các chính sách thuế phù hợp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng dịch vụ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Như đã phân tích ở trên, việc đầu tư hạ tầng thanh tốn của các ngân hàng là rất tốn kém, do đó Chính phủ có thể hỗ trợ giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thơng qua chính sách thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có thể khuyến khích thanh tốn thẻ bằng chính sách thuế giá trị gia tăng như: Xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán bằng thẻ, trên cơ sở đó tạo dựng thói quen giao dịch thanh tốn qua tài

khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương án miễn giảm thuế chỉ nên triển khai trong ngắn hạn, tối đa không lâu quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã trở nên tương đối phổ biến trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội.

Việc triển khai các dịch vụ ngân hàng mới như thẻ cần có sự phối hợp và ủng hộ của tất cả các ngành có liên quan như bưu điện (hạ tầng viễn thơng), các cơ quan bảo vệ pháp luật (đảm bảo an toàn cho các thiết bị như ATM, máy đọc thẻ)... Để tháo gỡ khó khăn trong cơng tác phịng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ hoạt động thanh toán thẻ và thanh toán điện tử của các ngân hàng, Bộ Công an cần phối hợp với NHNN xây dựng thơng tư liên ngành về phịng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán thẻ và thanh toán điện tử. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo lực lượng an ninh trên địa bàn phối hợp với các ngân hàng có biện pháp bảo đảm an tồn, an ninh (sự tấn cơng phá máy ATM, tấn công người rút tiền tại máy ATM...). Các đơn vị thông tin truyền thông chủ động và phối hợp chặt chẽ với NHNN để tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi thanh toán của đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt tạo dựng và mở rộng thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư.

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w