Tăng cường liên doanh, liên kết trong việc phát triển dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.2.4. Tăng cường liên doanh, liên kết trong việc phát triển dịch vụ thẻ

Các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt là những sản phẩm dịch vụ có thể đuợc sử dụng từ xa và tại nhiều địa điểm đa dạng khác nhau về địa lý. Chính vì vậy, các tổ chức cung ứng cũng nhu những tổ chức chấp nhận thanh toán các sản phẩm dịch vụ này cần phải có sự liên minh, liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng của Việt Nam quy mơ cịn nhỏ và chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cùng q trình hội nhập quốc tế về tài chính - ngân hàng.

Trong ngắn hạn, khi Việt Nam chua có Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, cần tăng cuờng sự liên minh, liên kết giữa các ngân hàng với nhau trong nuớc nhằm tăng cuờng chất luợng và hiệu quả thanh toán thẻ. Tận dụng đuợc những lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhau trên cơ sở các bên cùng có lợi, tránh những lãng phí khơng cần thiết về đầu tu dàn trải, manh mún. Sự liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt các NHTM lớn sẽ tạo ra mạng luới thanh toán thẻ thống nhất qua đó mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, cho nguời dân và nền kinh tế. Trong đó, cần đẩy mạnh hoạt động của Công ty Cổ phần

Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), đảm bảo kết nối, thanh tốn thẻ trong tồn bộ hệ thống các thành viên của công ty. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các liên minh thẻ khác. Đây là vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng mà cịn có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao sức mạnh của hệ thống mạng lưới kinh doanh của các NHTM.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc liên kết hợp tác chặt chẽ với các tổ chức thanh tốn quốc tế là một địi hỏi cấp bách. Liên kết với các tổ chức thanh toán quốc tế là cơ sở để các NHTM học hỏi được kinh nghiệm quản lý, chuyển giao cơng nghệ và đặc biệt là trình độ cán bộ sẽ được nâng cao. Thêm vào đó là khả năng mở rộng hoạt động phát hành thẻ ra thế giới cũng như khả năng chấp nhận thanh toán thẻ của các TCTQT tại thị trường Việt Nam. Ngay từ những năm đầu hình thành và phát triển của thị trường thẻ, các NHTM đã xác định việc liên kết, hợp tác kinh doanh với các TCTQT là những ưu tiên hàng đầu. Trước khi chính thức phát hành thẻ với thương hiệu riêng, hầu hết các ngân hàng đều bước chân vào thị trường thẻ với tư cách là một đại lý phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Đây là khoảng thời gian để các ngân hàng học tập và tích luỹ kinh nghiệm từ các tổ chức thẻ nước ngoài, làm tiền đề cho hoạt động phát triển, kinh doanh thẻ của mình trong tương lai. Về lâu dài, phải tăng cường hợp tác chặt chẽ trong cơng tác thanh tra, giám sát và phịng chống rủi ro, gian lận thẻ trong khu vực và trên thế giới. Trên lĩnh vực này, là nước đi sau Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm, kiến thức của các nước đi trước, trong đó có một số quốc gia trong khu vực Châu Á như Malaysia, Đài Loan,... rất có kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống lại tội phạm thẻ.

Một phần của tài liệu 0462 giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ NH việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w