Công đoàn cấp trên cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

thống tổ chức công đoàn.

Các cấp công đoàn có chức năng giống nhau nhưng ở mỗi cấp thì việc thực hiện nhiệm vụ khác nhau, trong đó hoạt động ở công đoàn cơ sở có tính quyết định đến sự tồn tại (phát triển hay không phát triển) của tổ chức công đoàn, bởi công đoàn cơ sở là nơi diễn ra những hoạt động theo sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên, là nơi kiểm chứng cho mọi chủ trương của tổ chức công đoàn phù hợp hay chưa phù hợp. Tuy nhiên hoạt động của công đoàn cơ sở mạnh hay yếu, tốt hay chưa tốt ngoài những yếu tố về cán bộ công đoàn cơ sở, điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền thì vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở là vô cùng quan trọng và cần thiết.[6]

Đối với những doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 188 của Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 điều 188 đólà: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn: Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Bộ Luật Lao động sửa đổi 2012). Ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động (khoản 2 điều 210 BLLĐ sửa đổi 2012).

Hiện nay, vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở vẫn chưa được thể hiện sâu sắc và phát huy một cách triệt để. Những con số thể hiện các vụ đìnhcông được nêu ở trên cũng phần nào nói lên điều đó. Nguyên nhân một phần do mạng lưới công đoàn cơ sở đông

đảo trong khi công đoàn cấp trên cơ sở ít người, ko thể bao quát và tới được từng công đoàn cơ sở. Quan trọng nhất chính là phương thức hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở không hiệu quả và chưa có tính chủ động, thường thì đến khi sự việc phát sinh thì công đoàn cấp trên cơ sở mới xuất hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)