Đánh giá hoạt động của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 60)

tỉnh Lạng Sơn theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam

*Tiêu chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tham gia quản lý:

Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được các cấp công đoàn Lạng Sơn xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất. Đa số các CĐCS đã nắm tâm tư, nguyện vọng của công nhân, chủ động xây dựng, thảo luận và lấy ý kiến trong các tổ công đoàn, tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động để ký kết thỏa ước lao động tập thể, phấn đấu xây dựng các điều khoản quy định có lợi hơn cho người lao động so với luật định.

Việc giám sát của CĐCS được thực hiện thông qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp và tình hình trả lương, trả thưởng cho công nhân, viên chức – lao động. Khi phát hiện những nội dung chưa phù hợp, CĐCS đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh hoặc báo cáo, phản ánh với công đoàn cấp trên và các cơ quan chức năng.

Công tác chăm lo cho đoàn viên, công nhân lao độngđược mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng lên. CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động cùng chăm lo các chế độ chính sáchcho công nhân viên chức – lao động bằng nhiều hình thức như tặng vé xe cho công nhân về quê đón Tết, tổ chức các lễ hội đón xuân cùng công nhân, tặng quà hoặc hỗ trợ kinh phí cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo… Một số CĐCS đã đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Với việc trong 3 năm qua, chưa có cuộc ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, điều đó cũng thể hiện vai trò trách nhiệm của CĐCS trong việc kịp thời phản ánh với công đoàn cấp trên và tích cực phối hợp giải thích, tuyên truyền và thương lương đối với cả người lao động và người sửdụng lao

động để cơ bản giải quyết những yêu cầu của người lao động theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Nhìn chung, theo đánh giá của học viên, việc thực hiện tiêu chíđại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tham gia quản lýđược các CĐCS trong doanh nghiệp Lạng Sơn thực hiện tương đối tốt.

* Tiêu chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn:

Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 127 công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước đang duy trì hoạt động, đạt tỷ lệ 63,8% so với tổng số các doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Tổng số đoàn viên công đoàn là 4.904/7.021, đạt tỷ lệ 69,8% so với tổng số công nhân lao động có việc làm ổn định trong các đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Như vậy, theo chỉ tiêu đánh giá là phải có 70% trở lên tổng số NLĐ gia nhập công đoàn, thì CĐCS trong doanh nghiệp Lạng Sơn không đạt.

Tuy vậy, ở các nội dung của tiêu chí trên, các CĐCS đã thực hiện khá nghiêm túc các kế hoạch, quy định, báo cáothông tin theo quy định

* Tiêu chuẩn 3. Công tác tuyên truyền và các hoạt động khác:

Ở các doanh nghiệp tiến hành khảo sát, việc tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên và NLĐ chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn; chấp hành nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, đơn vị có liên quan đến đoàn viên và NLĐ luôn được các CĐCS quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Lạng Sơn, công tác tuyên truyền thông tin cho người lao động còn bộc lộ nhiều hạn chế do nhiều yếu tố, nguyên nhân như Ban chấp hành CĐCS chưa thể hiện được vai trò, chưa làm hết trách nhiệm; kinh phí dành cho các hoạt động công đoàn còn hạn chế; việc đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân chưa được quan tâm đúng mức. [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 60)