Năng lực của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)

Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp thì yếu tố con người là khó sử dụng nhất. Phải làm như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp là vấn đề nan giải của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giảm sút cần phải sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng nguồn lao động không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây ra tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả

các vấn đề khác của doanh nghiệp. Những điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của người quản lý (hay người sử dụng lao động trong doanh nghiệp)

Trình độ, năng lực: Chủ doanh nghiệp tư nhân thường trưởng thành từ thực tiễn và đi lên từ kinh nghiệm, và chủ yếu thành công nhờ vào yếu tố “dám chịu rủi ro” và “đi đầu”. Với những chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, kiến thức kỹnăng nhiều hơn nhưng vẫn bị hạn chế hiểu biết về mặt xã hội, kiến thức pháp luật Việt Nam còn mức độ nên nhận thức, quan điểm, nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chưa đúng, chưa có những chính sách phù hợp để ổn định, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa đảm bảo cho người lao động được thụ hưởng những chế độ, chính sách của nhà nước, coi người lao động là người làm thuê...

Tầm nhìn chiến lược: Một người quản lý có tầm nhìn chiến lược là một người ngoài tầm nhìn trong sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp còn là một người coi nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng và đầu tư cho nguồn lực này. Đầu tư cho con người là đầu tư mang lại lợi nhuận lớn nhất.Hiện nay, thái độ làm việc của chủ doanh nghiệp đều nhằm đến một mục tiêu làm sao để sản xuất ổn định, kinh doanh phát triển và tăng lợi nhuận, một bộ phận không nhỏ người sử dụng lao động chỉ nghĩ đến lợi nhuận trước mắt, có quan điểm tiết kiệm và bòn rút sức lực của người lao động mà không nghĩ đến sự lâu dài khi đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phát triển quan hệ lao động.

Kinh nghiệm quản lý: Người quản lý có kinh nghiệm sẽ biết đặt vai trò của người lao động lên trên và quan tâm, chăm sóc cho những đối tượng đó. Ngoài ra, người quản lý kinh nghiệm còn phải biết dẫn dắt, khích lệ NLĐ phát triển tư duy, năng lực và sự sáng tạo trong công việc cũng như tinh thần chủ động trong công việc. Trong những doanh nghiệp, NSDLĐ thường là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam được nước chủ đầu tư thuê để quản lý, vì vậy không thể tránh khỏi trong phong cách làm việc vẫn mang sắc thái của nước chủ đầu tư. Hơn nữa kinh nghiệm quản lý ở nước chủ đầu tư có thể lại không phù hợp với môi trường Việt Nam. Do vậy, phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp và điều này chính là thể hiện kiến thức hội nhập của người quản lý.

trọng mà một người sử dụng lao động cần phải quan tâm. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn người lao động, người quản lý tại doanh nghiệp. Khi quyết định đầu tư, chủ doanh nghiệp cũng đã có thời gian nghiên cứu về mọi mặt như: sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là trình độ, năng lực, tác phong làm việc của người lao động Việt Nam. Sự tìm hiểu nghiên cứu này là vô cùng quan trọng và từ đó họ sẽ tìm kiếm người quản lý phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)