Hoàn thiện cơ chế, chính sách của doanh nghiệp đối với hoạt động công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 82)

Đối với hoạt động công đoàn:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật công đoàn

- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân lao động theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí để tổ chức công đoàn tiến hành các hoạt động tuyên truyền, các chương trình Giao lưu và đối thoại, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan, các chương trình vui chơi có thưởng, thăm hỏi tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn... để nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật và những vấn đề liên quan nhất là đối với lao động nữ, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người lao động

- Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động như: Bố trí nơi làm việc và điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn cùng cấp hoạt động, được cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động phối hợp với công đoàn trong xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức hội nghị người lao động hàng năm.

Đối với cán bộ công đoàn:

- Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn, cụ thể 24 giờ làm việc trong một tháng đối với chủ tịch, phó chủ

tịch CĐCS; 12 giờ/ tháng đối với ủy viên Ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.

- Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Trường hợp cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn trả lương, được doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp

- Ngoài những chính sách theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ thêm phụ cấp cho cán bộ công đoàn hàng tháng để động viên và cũng là ghi nhận những đóng góp của cán bộ công đoàn nói riêng, tổ chức công đoàn nói chung góp phần giữ vững ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

3.2.6 Một số giải pháp khác

Một là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức công đoàn cơ sở và tăng cường hoạt động của tổ chức này. Cần xác định việc tham gia công đoàn của công nhân là hoàn toàn tự nguyện, những người tham gia công đoàn buộc phải đóng công đoàn phí; việc bầu BCH công đoàn cơ sở phải dựa trên sự tín nhiệm thực sự của công nhân, khuyến khích công nhân bầu những người thực sự có uy tín và nhiệt huyết để họ lựa chọn được “thủ lĩnh” thật sự làm chủ tịch công đoàn cơ sở. Không kết nạp những người giữ vị trí quản lý (cấp trưởng phòng trở lên) vào tổ chức công đoàn đối với những doanh nghiệp không thuộc chủ sở hữu của nhà nước vì thực chất, họ là những người đại diện cho giới chủ; BCH Công đoàn cơ sở, đặc biệt là chủ tịch công đoàn cần được cấp phí hoạt động công đoàn theo nguồn trích từ công đoàn phí của công đoàn viên để khuyến khích sự hoạt động của họ.

Hai là, cần thành lập một cơ quan nhà nước quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở. Cơ quan này sẽ chịu sự quản lý củaNhà nước, cán bộ công đoàn cơ sở sẽ làm việc cho cơ quan này, được cử xuống làm cán bộ cho từng doanh nghiệp cụ thể và được ngân sách quốc gia trả lương để đảm bảo sự tách biệt hoàn toàn của tổ chức công đoàn với NSDLĐ. Công đoàn vì thế mà có thể dễ dàng đứng ra đại diện cho NLĐ khi tham gia đối thoại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ. BCH Công đoàn

sau khi được tập thể NLĐ bầu ra sẽ được kiểm tra kiến thức, kỹ năng, được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ công đoàn tại cơ quan này, đảm bảo khi tham gia vàoquan hệ lao động, công đoàn có thể thực hiện triệt để các chức năng: thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, giáo dục, vận động, tuyên truyền chính sách, luật pháp, đại diện cho NLĐ trong các cuộc đấu tranh, thương lượng.

Ba là, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người sử dụng lao động qua một số hoạt động như tạo điều kiện cho NSDLĐ người nước ngoài nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức pháp luật và văn hóa Việt Nam. Đồng thời, từ phía NSDLĐ cũng có thể tổ chức giới thiệu các nét văn hóa của nước bỏ vốn đầu tư cho cán bộ và công nhân viên Việt Nam. Thông qua hoạt động giới thiệu văn hóa nói trên có thể hạn chế được những tranh chấp lao động xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho NSDLĐ nước ngoài tiếp cận với hệ thống pháp luật lao động Việt Nam một cách dễ dàng hơn bằng cách cho chuyển ngữ hệ thống này sang các ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Hàn… và cung cấp rộng rãi cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 82)