2.3.1 Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được các cấp công đoàn Lạng Sơn xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất, trong đó đối với công nhân lao động trong doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, bởi vì môi trường này số lượng công nhân lao động nhiều, đa dạng thành phần, việc tăng ca thường xuyên diễn ra. Vì vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ này, với sự chỉ đạo của công đoàn các khu công nghiệp, các công đoàn trong doanh nghiệpđã thực hiện một số giải pháp, biện pháp sau:
Thứ nhất, CĐCS hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo những quy định của pháp luật. Đại diện thương lượng và ký TƯLĐTT, giám sát việc thực hiện và bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp điều kiện và tình hình thực tế.
CĐCS đại diện người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể với những nội dung về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội và một số vấn đề khác như giải quyết tranh chấp lao động, ăn ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp hiếu, hỷ....
Tuy nhiên đa phần nội dung đưa vào thỏa ước lao động tập thể mới chỉ là những vấn đề đảm bảo theo quy định của pháp luật lao động, trong khi mục tiêu ký kết thỏa ước lao động tập thể phải là đưa vào những nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật. Việc ký kết được thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao động trong doanh nghiệp là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các cuộc tranh chấp liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động; thỏa ước lao động tập thể được bổ sung thường xuyên hàng năm theo sự thỏa thuận giữa Công đoàn và người sử dụng lao động.
Trong những doanh nghiệp khảo sát và đã thành lập công đoàn cơ sở, những doanh nghiệp thuộc nhóm 1 là những nơi công đoàn cơ sở đã thực hiện khá tốt nội dung hoạt động này. 100% người lao động ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Đối với những doanh nghiệp khảo sát thuộc nhóm 2 thì nội dung này vẫn còn chưa được triển khai như công ty TNHH MTV xe điện Việt Nhật chưa ký thỏa ước lao động tập thể vì công đoàn mới thành lập.
Thứ hai, công đoàn cơ sở tham gia xây dựng nội quy quy chế cho người lao động: Ở công ty THHH Bảo Long, Công đoàn tham gia với Ban giám đốc công ty xây dựng nội quy lao động, đại diện người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn pháp luật quy định, xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng và thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công và các chính sách liên quan, đề nghị ban giám đốc công ty có chính sách hỗ trợ tiền xăng xe, tiền ăn ca cho công nhân; 100% công nhân được ký hợp đồng làm việc đều được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công nhân khi vào làm việc đều phải học về nội quy, quy định của công ty và học các quy trình, quy định về an toàn vệ sinh lao động...
Thứ ba, công đoàn thể hiện vai trò đại diện của người lao độngthông qua cử người đại diện công đoàn tham gia đối thoại trong Hội đồng hòa giải; Hội đồng thi đua, kỷ luật; Hội đồng Bảo hộ lao động...Tham gia với NSDLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc; hướng dẫn mạng lưới ATVSLĐ hoạt động.
Tại công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn, vai trò của công đoàn ngày càng được khẳng định rõ nét, tiếng nói của công đoàn tham gia với người sử dụng lao động có hiệu quả trong các hội đồng. Để thực hiện tốt công tác bảo hộ laođộng, Công đoàn đã phối hợp với công ty thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, hàng năm được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, đối với công nhân khi vào làm việc trong công ty đều phải qua lớp huấn luyện về kỹ thuật; công đoàn đã đề nghị công ty mua sắm them nhiều thiết bị máy móc nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân công ty làm việc
Thứ tư, quan tâm công tác chăm lo hoạt động xã hội; vận động xây dựng các loại quỹ và đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa, tương trợ, thăm hỏi đối với CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Hoạt động này được các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt, phần kinh phí giành cho hoạt động này chiếm 50% tổng nguồn quỹ, so với quy định về chi tiêu tài chính chưa đảm bảo đúng nhưng do đặc thù đông CNLĐ, trong đó đối tượng có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều.
Kết quả khảo sát thực tế về “Hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động” tại một số doanh nghiệp khảo sát trên địa bàntỉnh Lạng Sơn
Công ty THHH Bảo Long: Trong quy chế chi tiêu tài chính của Ban chấp hành công đoàn công ty đã quy định rất cụ thể những nội dung chi theo quy định sử dụng nguồn kinh phí công đoàn, ngoài ra Ban chấp hành công đoàn rất quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của người lao động như quy định tặng quà sinh nhật hàng tháng cho đoàn viên công đoàn, thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên có việc hiếu, hỉ, tặng quà cho đoàn viên nhân ngày lễ, tết cổ truyền, ngày lễ 30.4 và 1.5, tặng quà cho đoàn viên nữ dịp mùng 8.3; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thành lập đội bóng đá nam giữa các bộ phận để thi đấu giao hữu, tặng quà cho con công nhân lao động có thành tích xuất sắc trong học tập dịp tết trung thu... Ngoài ra công đoàn công ty rất quan tâm đến các hoạt động xã hội, thăm hỏi giúp đỡ công nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tích cực tham gia ủng hộ quỹ "Vì người nghèo", ủng hộ đồng bào lũ lụt Miền Trung.
Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn:Các hoạt động xã hội, chăm lo, quan tâm tới công nhân có hoàncảnh khó khăn được công đoàn thường xuyên quan tâm thông qua các cuộc vận động quyên góp toàn công ty, thông qua nguồn kinh phí hoạt động; thành lập đội văn nghệ, đội bóng đá, cầu lông để tổ chức trong các hoạt động của công đoàn, tham gia thi đấu do Liênđoàn lao động tỉnh tổ chức và đều đạt giải cao; ngoài ra công đoàn đã phối hợp với công ty thăm hỏi, tặng quà cho 120 công nhân lao động ốm đau, sinh con..., tặng quà nhân các ngày lễ lớn như 30/4, 1/5, 2/9, tết Nguyên đán cho công nhân toàn công ty... trao thưởng cho 16 công nhân tiêu biểu có sáng kiến sáng tạo, cho nữ công nhân lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước - đảm việc nhà" hàng năm; tổ chức phát thưởng hơn 100 xuất quà cho con công nhân lao động đạt thành tích xuất sắc trong các năm học và biểu dương các gia đình tiêu biểu trong tháng "Hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam".
Thứ năm, tăng cường theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định pháp luật. Tham gia giải quyết đơn thư, khiếu nại của đoàn viên, NLĐ, tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể; lãnh đạo đình công.
người lao động đối với các tổ công đoàn, qua hòm thư góp ý; tiếp nhận và xử lý thông tin, giải quyết những đơn thư khiếu nại của người lao động đối hoạt động công đoàn và phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết những khiếu nại về công tác quản lý nhân sự, thực hiện chế độ chính sách, phối hợp giải quyết những tranh chấp lao động phát sinh.
Trong 3 năm qua, chưa có cuộc ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, điều đó cũng thể hiện vai trò trách nhiệm của CĐCS trong việc kịp thời phản ánh với công đoàn cấp trên và tích cực phối hợp giải thích, tuyên truyền và thương lương đối với cả người lao động và người sử dụnglao động để cơ bản giải quyết những yêu cầu của người lao động theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Đánh giá việc thực hiện nội dung chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động
Doanh
nghiệp
Ký
TƯLĐTT
Xây dựng nội quy, quy
chế
Tham gia các
hội đồng hòa giải, hội đồng thi
đua, kỷ luật Chăm lo đời sống NLĐ và xd các quỹ Theo dõi thực hiện các chế độ, chính sách Giải quyết TCLĐTT lãnh đạo đình công Nhóm 1 x x x x x o Nhóm 2 x x o x o o Nhóm 3 o o o o o o
(X - đã thực hiện được; O - chưa thực hiện được)
(Nguồn: Điều tra phỏng vấn của tác giả)
2.3.2 Tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Trong loại hình doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện cơ chế hai bên giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Vai trò của Công đoàn trong tham gia giải quyết mối quan hệ 2 bên này rất quan trọng, là người đứng giữa để giải thích, yêu cầu, tuyên truyền, vận động nâng cao trách nhiệm của cả hai bên trong quan hệ lao động. Thực tế đã chứng minh ở những doanh nghiệp CĐCS phát huy được vai trò trong cơ chế hai bên thì môi trường lao động ở đó tương đối thuận lợi, mối quan hệ hai bên được hài hòa, đảm bảo hơn.[14]
Hoạt động của công đoàn góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp thường tập trung vào một số hoạt động sau:
-Tham gia đối thoại để xây dựng nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề liên quan đến quyền lợi hai bên thông qua các hội đồng.
- Phối hợp với người sử dụng tổ chức các buổi đối thoại thường xuyên hàng tháng giữa người sử dụng lao động và người lao động về tình hình sản xuất kinh doanh, về các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động liên quan đến trách nhiệm thực hiện của cả hai bên... một số CĐCS duy trì đều hàng tháng như Công ty THHH Bảo Long, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn.
Tại những doanh nghiệp này, Công đoàn đã lựa chọn hình thức tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động trong đó công đoàn với vai trò là người gợi mở các vấn đề hiện đang phát sinh để các bên cùng nhau giải quyết, mục đích cụ thể là thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc ngày càng tốt hơn, thông qua việc bắt buộc hoặc khuyến khích các bên chia sẻ thông tin và tham vấn thường xuyên sẽ đem lại một môi trường mà ở đó có sự phối hợp quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Thông qua các buổi đối thoại thì việc chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, những thuận lợi khó khăn, tình hình việc làm, đời sống của người lao động được đặt ra, từ đó nhận được sự thống cảm, chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau, là bước đầu tiên cho mối quan hệ lao động hài hòa và hợp tác hai bên tại nơi làm việc. Không thể mong đợi sự tin tưởng vàhợp tác khi người lao động không có thông tin chính sách và kịp thời về tình hình doanh nghiệp và khi người sử dụng lao động không có thông tin đúng đắn và hiểu tình hình của người lao động tại nơi làm việc. Hiện tại mới Công ty THHH Bảo Long, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn, Công ty Gạch ngói Hợp Thành duy trì được các buổi đối thoại hàng tháng giữa đại diện của các tổ, đội với bộ phận quản lý, điều này giúp quan hệ lao động đã được cải thiện tốt lên rất nhiều.
Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động mà ở đó công đoàn có vai trò là người tổ chức các cuộc đối thoại để hai bên tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nới làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động và ngược lại… đã được duy trì từ 3 năm nay tại những doanh nghiệp thuộc nhóm 1 trong quá trình khảo sát. Cái được sau mỗi cuộc đối thoại là nhận thức của cả người lao động và người lao động đều được nâng lên và có trách nhiệm với nhau tốt hơn; sự nhìn nhận của người sự dụng lao động đối vai trò của tổ chức công đoàn đãtốt hơn rất nhiều qua đó nhận được sự ủng hộ từ phía người sử dụng lao động đối với các hoạt động của công đoàn.
0 20 40 60 80 100
Đại hội công
nhân viên chức giữa công đoànGặp gỡ định kỳ và BGĐ
Gặp gỡ trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ
Thương lượng
ký TƯLĐTT Hòm thư góp ý Tham khảo ýkiến (với NLĐ và các bên liên quan) Chưa lần nào 1 lần 2 lần 3 lần >3 lần
Hình 2.3: Mức độ tham gia các hoạt động đối thoại của NLĐ trong các doanh nghiệp khảo sát
(Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả)
2.3.3 Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn, nhất là đối với Công đoàn khu công nghiệp thì xuất phát từ thực tế, đội ngũ CNLĐ đông đa phần xuất thân từ nông dân, hầu như chưa được qua các trường lớp đào tạo nghề, đặc biệt tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế; nhiều cuộc tranh chấp xảy ra là do nhận thức của người lao động chưa đúng, có những vụ do người lao động trình độ hạn chế, thiếu ý thức kỷ luật nên làm ra sản phẩm hay bị lỗi, hỏng nên trừ lương cũng dẫn đến mâu thuẫn, kéo theo nhiều người vào cuộc dẫn đến ngừng việc tập thể; một số công nhân còn ăn cắp hang, sản phẩm của công ty, nghỉ vô tổ chức kỷ luật… là những nguyên nhân làm cho quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động không tốt. Trên thực tế, với những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn hoặc công đoàn mới thành lập những căng thẳng trong quan hệ giữa lao động Việt Nam và người quản lý vẫn thường xuyên xảy ra những bất đồng. [15]
Từ tình hình trên, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh về triển khai nghị quyết đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong CNLĐ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các CĐCS trong doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động bước đầu đã rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho người lao động về kiến thức pháp luật, về ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, về xây dựng môi trường làm việc văn hóa nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong thực hiện pháp luật, ý thức tự tôn dân tộc và văn hóa ứng xử với người nước ngoài. Các nội dung tuyên truyền được tiến hành thường xuyên hàng năm thông qua các hình thức như tuyên truyền trực quan, nói chuyện chuyên đề, tổ chức giao lưu - đối thoại, thi tìm hiểu pháp
luật, thi văn hóa văn nghệ, thể thao, xây dựng tủ sách pháp luật và sử dụng hệ thống loa truyền thanh tại doanh nghiệp, phát tờ rơi tuyên truyền...
Tại Công đoàn công ty THHH Bảo Long: Điểm nổi bật trong hoạt động của Ban chấp