Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp tại Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 45)

Mặc dù đi vào hoạt đồng từ cuối năm 2007 nhưng đến thời điểm này công ty vẫn chưa thành lập tổ chức Công đoàn.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp tại Lạng Sơn Lạng Sơn

2.2.1 Pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn

Một là, Luật Công đoàn: Ngay sau khi Luật Công đoàn được ban hành năm 1990, các ngành, các cấp, các cơ quan hữu quan, nhất là tổ chức Công đoàn đã tập trung triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn với nhiều hình thức sinh động và phong phú. Hiện nay, khoảng 20% công đoàn cơ sở đã xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa chính quyền và cơ quan chuyên môncùng cấp. Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, thi hành Luật Công đoàn còn nhiều khó khăn bất cập như:

- Trình độ, nhận thức của công đoàn viên cơ sở còn thấp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn chưa có. Nhiều nơi, cán bộ công đoàn chưa nắm vững quy định của pháp luật về những đảm bảo cho tổ chức hoạt động công đoàn để thực hiện và yêu cầu cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Một số doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh, trì hoãn, ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thực hiện quyền ra nhập, thành lập công đoàn. Sự cản trở, gây khó khăn của chủ doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, biên pháp tinh vi nên rất khó cho việc kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp thì tổ chức công đoàn chỉ mang tính hình thức, đối phó, chưa có hiệu quả.

- Thu kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp dân doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc trích nộp kinh phí công đoàn được quy định trong văn bản pháp lý thấp (thông tư) và không thống nhất. Pháp luật công đoàn chưa có các biện pháp, chế tài phù hợp để xử lý các doanh nghiệp trốn tránh không trích nộp kinh phí công đoàn. Quyền công đoàn trong việc trong việc quản lý, hướng dẫn sử dụng ngân sách công đoàn chưa rõ

ràng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa bố trí, tạo điều kiện và đảm bảo thời gian cho hoạt động công đoàn theo luật định

Hai là, Bộ luật Lao động được ban hànhnăm 1994 và được sửa đổi qua các năm 2002, 2006, 2007, 2012 với gần 300 văn bản ban hành để hướng dẫn thực hiện. Bộ luật Lao động nước ta đã tăng cường đề cao vai trò quản lý nhà nước về lao động và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với chính quyền địa phương, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc triển khai và thực hiện pháp luật lao động. Đề cao công tác thanh tra, kiểmtra nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật lao động. Khẩn trương xây dựng và thực hiện những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tập thể lao động như nhà ở, việc làm, thu nhập, đi lại, sinh hoạt văn hoá… nhất là những nơi phát triển nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định góp phần phát triển kinh tế xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Mặc dù hệ thống pháp luật về lao động là tương đối hoàn thiện nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp những vướng mắc, chồng chéo bởi quá nhiều văn bản ban hành, có văn bản mới ban hành chưa kịp thực hiện đã có văn bản mới thay thế nên cả người sử dụng lao động và công đoàn cũng không nắm được; Ví dụ: một số quy định của pháp luật và các ngành liên quan về những công việc được coi là nặng nhọc, độc hại đã quy định từ rất lâu, hiện nay có nhiều vấn đề cần được bổ sung nhưng cũng chưa sửa đổi nên trong cùng một công việc có bộ phận được hưởng chế độ độc hại, bộ phận khác cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại không được hưởng. Bên cạnh đó, cho dù pháp luật lao động đã ban hành và sửa đổi nhiều lần nhưng những bất cấp về quy định mức lương cơ bản của người lao động, quy định về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và đình công chưa phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 45)