Năng lực của người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 50)

Thời điểm đầu khi doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động, nhìn chung người sử dụng lao động đều không muốn hợp tác với tổ chức công đoàn để thành lập CĐCS trong doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân vì họ chưa hiểu rõ về tổ chức công đoàn, mục đích hoạt động của Công đoàn trong doanh nghiệp, nhưng sau khi xảy ra một số mâu thuẫn trong của người lao động, lúc đó Công đoàn tỉnh, huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết thì họ đã hiểu hoạt động của công đoàn, tổ chức công đoàn ngoài thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, còn tuyên truyền, vận động, giải thích để người lao động hiểu rõ hơn những việc làm của mình đã đúng hay chưa đúng với pháp luật lao động, giúp người lao động biết chia sẻ, thông cảm và mục đích cuối cùng luôn đồng hành để doanh nghiệp ổn định và phát triển, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Sau khi các mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng thì một số chủ doanh nghiệp đã chủ động

liên hệ với Liên đoàn lao động tỉnh để thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, phối hợp với công đoàn cấp trên để chuẩn bị nhân sự cho Ban chấp hành công đoàn và có sự hợp tác thiện chí với công đoàn cấp trên.

Đối với hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp cũng tôn trọng tính độc lập của tổ chức công đoàn, trong một số hoạt động do Công đoàn tổ chức thì doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian, bố trí cho người lao động nghỉ việc những vẫn được hưởng lương để tham gia hoạt động, một số doanh nghiệp còn chi phí kinh phí để Công đoàn tổ chức các hoạt động hội diễn văn nghệ, giao hữu thể thao, quay số trúng thưởng vào dịp cuối năm

Trong các vấn đề phát sinh mà công đoàn tập hợp từ phía người lao động, nhìn chung các doanh nghiệp đều có tinh thần phối hợp để cùng trao đổi, thỏa thuận nên tình hình sớm ổn định, và người sử dụng lao động thay đổi nhận thức và có trách nhiệm phối hợp với các cấp công đoàn để giải quyết tình hình xảy ra.

2.2.5 Chính sách hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn

Theo quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp thì cơ bản các doanh nghiệp đều đảm bảo được, tuy nhiên mức độ đầu tư chưa nhiều.

Về cơ sở vật chất:Chủ tịch công đoàn đều được trang bị bàn ghế, máy tính để làm việc nhưng đa phần là phải làm việc chung với các bộ phận khác, duy nhất.

Về chính sách cán bộ: Hầu hết tại những doanh nghiệp khảo sát, thu nhập của người cán bộ công đoàn vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Cán bộ công đoàn cơ sở thường là chức vụ kiêm nhiệm nên thu nhập vẫn được hưởng theo công việc chính đảm nhận. Không có doanh nghiệp nào có cán bộ công đoàn cơ sở chuyên trách và được trả lương theo bằng cấp đào tạo. Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp (đối tượng khảo sát) đã có chính sách hỗ trợ cho ủy viên Ban chấp hành hàng tháng, đó là:

- Công ty THHH Huy Hoàng: Chủ tịch: 500.000đ/quý; Phó chủ tịch: 300.000Đ/ quý, ủy viên: 200.000đ/ quý /người

- Công ty CP Cấp thoát nước Lạng Sơn: hỗ trợ thành viên trong BCH Công đoàn 100.000đ/tháng/người.

Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp đã tạo điều kiện để cán bộ công đoàn tham gia các lớp tập huấn, các hoạt động do công đoàn cấp trên tổ chức và có thái độ hợp tác với công đoàn cấp trên.

Về tổ chức các hoạt động của công đoàn: Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động, kinh phí thăm hỏi tặng quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng cho CNLĐ đạt thành tích xuất sắc hàng năm; quà trong các ngày lễ lớn của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 50)