Tăng cường đổi mới các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 71)

Đối với người lao động, công đoàn cấp trên cũng cần phải phân tích và chỉ ra những quyền lợi mà người lao động sẽ có được khi tham gia tổ chức công đoàn. Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp lao động ở những doanh nghiệp này, công đoàn cấp trên cần phải chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên. Ngoài ra, công đoàn cấp trên có thể làm việc với chủ doanh nghiệp tạo điều kiện và hợp tác để tổ chức một số hoạt động cho người lao động, hoặc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xây dựng nội quy lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó tạo sự ủng hộ của cả người lao động và người sử dụng lao động để tiến tới thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn tại tỉnh Lạng Sơn

3.2.1 Tăng cường đổi mới các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động lao động

3.2.1.1 Cơ sở khoa học của giải pháp

Công tác tuyên truyền giáo dục là một trong 3 chức năng quan trọng của tổ chức công đoàn, do vậyxác định là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn. Công tác tuyên truyền nhằm định hướng tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến công nhân lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh đã có nghị quyết đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong CNLĐ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tạo tiền đề cơ sở để các CĐCS triển khai thực hiện tại doanh nghiệp mình.

3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp

Tuyên truyền là một hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng, giúp cho CNLĐ nắm rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, cổ vũ, động viên CNLĐ thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp đề ra. Gắn công tác tuyên truyền, vận động với bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, rèn luyện đạo đức lối sống cho CNLĐ. Hướng mục tiêu của công tác tuyên truyền giáo dục nhằm tạo ra những chuyển biến về mặt tư tưởng để CNLĐ nhận thức được vai trò, sứ mệnh của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhận thức được vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho CNLĐ hiểu hơn về các chế độ chính sách, những quyền lợi được hưởng, nghĩa vụ phải đóng góp, phải thực hiện cho xã hội, cho doanh nghiệp từ đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hào hòa, ổn định, tiến bộ.

3.2.1.3. Nội dung thực hiện của giải pháp

Công tác tuyên truyền không chỉ dừng lại ở phong trào mà phải đi vào tư tưởng, tình cảm, đời sống tinh thần của đoàn viên, CNVCLĐ. Trên thực tế, hoạt động tuyên truyềntrong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, nhưng hiệu quả chưa cao.Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động giáo dục cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức, nội dung, chương trình hoạt động, đáp ứng đòi hỏi của đoàn viên, công nhân lao động trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, CNVCLĐ về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng và củng cố mạng lưới nắm bắt dư luận xã hội trong CNVCLĐ; nắm bắt và phản ánh kịp thời diễn biến tình hình tâm trạng, tư tưởng của CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong các KCN, KCX. Triển khai các hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là những bài học về Bác Hồ với công nhân và tổ chức Công đoàn. Tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; chú trọng công tác giới thiệu phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện để CNVCLĐ được tham gia học tập, nâng cao trình độ nhằm hoàn thành các chỉ tiêu Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” và tiếp tục triển khai sâu rộng Quyết định 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”

tiêu của công tác tuyên truyền, giáo dục không nên đặt ra quá cao, nên đặt ra mục tiêu gần gũi với người lao động, dễ hướng đến, dễ hoàn thành, để khuyến khích người lao động thực hiện. Các CĐCS cần xây dựngnội dungkế hoạch thực hiện, cụ thể như sau: - Thông qua cuộc họp Ban Chấp hành Công đoàn công ty được tổ chức đều đặn vào mỗi cuối quý, các nhiệm vụ của quý trước được đánh giá và đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm của quý sau. Để tạo sự hấp dẫn, cần có sự luân phiên thay đổi nội dung và hình thức tuyên truyền, như: quý này mời báo cáo viên nói chuyện thời sự kết hợp nói chuyện biển đảo, quý khác có kế hoạch tuyên truyền phổ biến về luật công đoàn kết hợp phổ biến điều lệ công đoàn mới, 6 tháng đầu năm tổ chức hội thi văn nghệ thì 6 tháng cuối năm tổ chức giải cầu lông, bóng bàn…Mỗi lần như vậy đòi hỏi phải bàn bạc cách kỹ lưỡng tổ chức sao cho hợp lý, bài bản, hoặc nếu mời báo cáo viên thì phải biết chủ động liên hệ người trình bày phù hợp với từng chuyên đề, đồng thời nội dung tuyên truyền phải được chọn lọc phù hợp với từng thời điểm. Tâm lý người nghe luôn háo hức chờ đợi sự mới lạ, sức hấp dẫn, tính thuyết phục và khả năng lôi cuốn của người nói. Được quan tâm đến điều đó, mỗi CNLĐ sẽ tự cảm thấy được tôn trọng và nhờ thế tính tuyên truyền mới đạt được hiệu quả cao.[20]

- Do các doanh nghiệp không có quá nhiều thời gian để có thể tập trung người lao động trong một môi trường dây chuyền hoạt động kinh doanh hầu như khép kín. Thay vào đó, công đoàn cần tạo cho người lao động tự nâng cao kiến thức pháp luật của Nhà nước hoặc các Nghị quyết, chủ trương của công đoàn thông qua các cuộc thi tìm hiểu, giải đáp ô chữ pháp luật hay các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt, hoặc sáng tác thơ văn.

- Thực tế, một bộ phận người lao động có tư tưởng thỏa mãn vì đã có được một công việc làm ổn định nên không tiếp tục phấn đấu, một vài cá nhân còn thụ động chưa chịu tiếp thu ý kiến xây dựng của đồng nghiệp hoặc một bộ phận công nhân mang gánh nặng tâm lý,lo lắng cho việc mưu sinh. Do vậy, công đoàn cần có phương pháp tuyên truyền, thuyết phục thông qua các cơ chế khuyến khích, động viên như: tổ chức thăm hỏi các trường hợp khó khăn để đoàn viên xem tổ chức công đoàn là chỗ dựa cần thiết; bổ sung tiêu chí cộng điểm thi đua cho các Công đoàn bộ phận trực thuộc có đoàn viên nộp chứng chỉ hoặc bằng cấp chứng nhận sau một kỳ học tập nâng cao trình độ, hoặc khen thưởng cho các công nhân có kết quả cao trong kỳ thi nâng bậc. Như vậy sẽ góp

phần động viên, khuyến khích người lao động dành thời gian nhiều hơn cho việc tự học tập.

- Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vì đây cũng là một trong những hoạt động được lồng ghép để nâng cao thể chất, nâng cao sức khỏe cho người lao động có thêm niềm vui, cải thiện năng suất lao động và thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, cử cán bộ về dự tham gia các buổi giao lưu hoặc các giải thể thao nội bộ docông đoàn bộ phận tổ chức, tạo sân chơi lành mạnh cho vận động viên thi tài năng thểthao và văn nghệ.

3.2.1.4 Chi phí thực hiện giải pháp

Chi phí thực hiện các giải pháp trên được trích từ nguồn kinh phí công đoàn hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)