Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)

Đại hội XV Công đoàn tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2013- 2018 đã đề ra chỉ tiêu:

Phấn đấu 100% cán bộ Công đoàn các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ Công đoàn. Hằng năm có từ 80% trở lên CĐCS đạt tiêu chuẩn vững mạnh, trong đó có 15% đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc”..."Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục công nhân lao động; thực hiện có hiệu quả chức năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động; phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở"[18]

Công đoàn các cấp cần đề ra hệ thống các chỉ tiêu để thực hiện mục tiêu trên đó là: - Phấn đấu hàng năm, 100% cán bộ CĐCS được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn, 70% CĐCS đạt CĐCS vững mạnh, không có CĐCS yếu kém. - Phấn đấu hàng năm, tổ chức 2 - 3 đợt tuyên truyền về pháp luật lao động, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS; tuyên truyền xây dựng cơ quan, doanh nghiệp văn hóa.

- Phấn đấu 80% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể; 80% CNLĐ ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phấn đấu thu kinh phí, đoàn phí công đoàn ở 100% CĐCS

- Mỗi năm, tổ chức 1- 2 đợt kiểm tra việc chấp hành điều lệ Công đoàn Việt Nam và việc sử dụng tài chính , tài sản công đoàn ở các CĐCS.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp đối với công nhân lao động thuộc diện đào tạo thay thế lao động nước ngoài; phấn đấu trong nhiệm kỳ có thể thay thế được 50% lao động nước ngoài đang làm việc tại các CĐCS có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp. - Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT- XH.

phương hướng cụ thể như sau:

Đối với nhóm 1 – nhóm doanh nghiệp đã thành lập tổ chức công đoàn và tổ chức công đoàn hoạt động tốt: cần tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai các hoạt động trong nội dung của hoạt động công đoàn. Có sự nhìn nhận và đánh giá hiệu quả của từng hoạt động theo định kỳ để có sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời bổ sung thực hiện những hoạt động còn thiếu. Ngoài ra, cán bộ công đoàn phải liên tục trau dồi, rèn luyện, học hỏi các kỹ năng, tham gia các lớp tập huấn cán bộ công đoàn do công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức.

Nhóm 2 – những doanh nghiệp đã thành lập tổ chức công đoàn nhưng tổ chức công đoàn hoạt động chưa tốt cần có định hướng hoạt động của tổ chức công đoàn như sau:

- Với cán bộ công đoàn cơ sở: phải nghiêm túc nhìn nhận lại trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Ban chấp hành công đoàn. Từ đó có những điều chỉnh phân công công việc cho phù hợp và có kế hoạch trau dồi, bồi dưỡng thêm kỹ năng và trình độ cho đội ngũ này dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của công đoàn cấp trên cơ sở. - Đối với người lao động, tổ chức công đoàn cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quan tâm, chăm lo đến đời sống và tinh thần của người lao động, đặc biệt là có những sự động viên kịp thời. Qua đó cũng phân tích và chỉ ra những quyền lợi của người lao động khi họ tham gia tổ chức công đoàn, lấy được lòng tin và sự tín nhiệm của công nhân viên lao động.

- Đối với người sử dụng lao động: thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa 2 chủ thể trong quan hệ lao động, dần dần đưa người sử dụng lao động tham gia vào các hoạt động công đoàn, sau đó đưa ra cho họ những con số chứng minh bằng kết quả kinh doanh sau mỗi định kỳ tháng, quý, năm sau khi áp dụng tích cực các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp. Từ đó, người chủ doanh nghiệp sẽ ngày càng đánh giá cao vai trò của công đoàn cơ sở và ngày càng đầu tư, tạo điều kiện nhiều hơn cho tổ chức công đoàn.[19]

Nhóm 3 – những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn: công đoàn cấp trên cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động hiểu về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chức năng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Đối với người sử dụng lao động cần phân tích và chỉ ra

được vai trò và tầm quan trọng của tổ chức công đoàn, chú trọng nhất vai trò thực hiện cơ chế hai bên và góp phần lành mạnh quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Đối với người lao động, công đoàn cấp trên cũng cần phải phân tích và chỉ ra những quyền lợi mà người lao động sẽ có được khi tham gia tổ chức công đoàn. Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp lao động ở những doanh nghiệp này, công đoàn cấp trên cần phải chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên. Ngoài ra, công đoàn cấp trên có thể làm việc với chủ doanh nghiệp tạo điều kiện và hợp tác để tổ chức một số hoạt động cho người lao động, hoặc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xây dựng nội quy lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó tạo sự ủng hộ của cả người lao động và người sử dụng lao động để tiến tới thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)