Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, phần trên đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng nội dung liên quan đến trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của người sử dụng lao động và người lao động. Nhằm nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong xã hội, để tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ, xứng đáng là tổ chức chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Xin đưa ra những giải pháp kiến nghị cụ thể sau:
- Đối với quy định của Pháp luật: Cần phải nghiên cứu, xây dựng các quy định cụ thể bảo vệ cán bộ công đoàn trước những hành vi đối xử bất bình đẳng từ phía người sử dụng lao động. Theo kinh nghiệm của một số nước nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn nên quy định: Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách được đảm bảo việc làm theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã giao kết với doanh nghiệp. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động đang trong nhiệm kỳ tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì mặc nhiên được tiếp tục thực hiện hợp đồng đến hết nhiệm kỳ; nếu vẫn được tín nhiệm bầu tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở nhiệm kỳ tiếp theo thì được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng
lao động xác định thời hạn bằng với thời hạn nhiệm kỳ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong thời gian người lao động làm công tác công đoàn, doanh nghiệp sử dụng lao động không được có các hành vi đối xử bất bình đẳng đối với cán bộ công đoàn. Trong trường người lao động làm công tác công đoàn bị chủ sử dụng lao động đối xử bất bình đẳng thì công đoàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ.
- Phải đảm bảo cán bộ công đoàn không bao gồm cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp hoặc người thân của họ, như vậy mới đảm bảo được tính khách quan trong việc thực hiện hoạt động công đoàn.
- Đề nghị Tỉnh ủy tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành chức năng liên quan đến thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết 20 của ban chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước", nhất là đầu tư các nguồn lực để xây dựng nhà ở, nhà văn hóa cho CNLĐ.
- Đề nghị các cấp ủy Đảng tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thành lập chi bộ, tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp.
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm ban hành cơ chế đảm bảo quyền lợi của người lao động khi đóng bảo hiểm xã hội, sớm hướng dẫn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phải là tiền lương thực trả chứ không phải là tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước để quyền lợi của người lao động được đảm bảo tốt hơn khi về hưu (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cơ bản người lao động được đóng bảo hiểm xã hội nhưng nền đóng thấp theo mức tiền lương tối thiểu).
- Đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sớm bổ sung nâng cao mức xử phạt vi phạm về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn nhất là những vấn đề liên quan đến việc ngăn cấm thành lập tổ chức công đoàn, không đóng kinh phí công đoàn, không tạo điều kiện để tổ chức công đoàn hoạt động tại doanh nghiệp.
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động về học tiếng, học nghề.
- Đối với các cơ quan chức năng của tỉnh cần tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung,
nhất là các doanh nghiệp ở khu công nghiệp.
- Đối với Liên đoàn lao động Tỉnh làm việc với người sử dụng lao động để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho CNLĐ trong các doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đề nghị tỉnh sớm có những cơ chế đầu tư nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp hàng năm, nhất là những vấn đề liên quan đến phương pháp, kỹ năng cần thiết của cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp.
Trên đây là một số kiến nghị từ phía bản thân cao học viên nhằm mục đích mong muốn xây dựng hệ thống công đoàn hoạt động thực sự hiệu quả từ các cấp Trung ương đến cấp cơ sở, tạo dựng mối quan hệ ngày càng gắn bó và tốt đẹp giữa tổ chức công đoàn với tập thể người lao động và với cả người sử dụng lao động.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Song, trong các doanh nghiệp đó, quan hệ lao động luôn là điểm nóng, cần được quan tâm. Phát luật Việt Nam đã trao quyền cho công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá tình hình thực tế trên của hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm qua, bước đầu cũng đã có được những kết quả nhất định, tuy nhiên với đặc thù môi trường đông công nhân lao động, bao gồm cả yếu tố nước ngoài nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh trong quan hệ lao động nếu ở các doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn hoặc đã thành lập rồi nhưng hoạt động còn gặp khó khăn, vai trò của công đoàn chưa cao. Đặt ra sự cần thiết phải đi sâu nghiên cứu đề tài này để tìm ra những giải pháp tối ưu nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp trong thời gian tới cần phải được quan tâm đúng mức, phải tập trung và quyết liệt hơn góp phần vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, thu nhập, thực hiện chế độ chính sách của người lao động cả về vật chất và tinh thần, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Với đề tài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn” cũng đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
- Nêu và đánh giá được thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn.
- Từ thực trạng nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động công đoàn và một số kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế tại Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vấn đề nghiên cứu là một vấn đề phức tạp, hơn nữa khả năng hiểu biết, nhận thức về hoạt động công đoàn nói chung còn hạn chế, vì vậy đề tài nghiên cứu sẽ không thể tránh được những khiếm khuyết, cao học viên rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và hội đồng bảo vệ để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn trong thời gian gần nhất.
Một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với Giảng viên hướng dẫn TS. Trần Quốc Hưng đã tận tình chỉ dẫn để em hoàn thiện đề tài nghiên cứu, đồng thời cảm ơn Khoa Kinh tế Quản lý– Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý Kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Nxb Lao động, Hà Nội, 1997.
[2]. GS.TS Vũ Dũng, Tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta, Nxb Lao động, Hà Nội, 2011.
[3]. Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Chính, Trần Văn Thuật, Lê Khắc Á,
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008. [4]. Quốc hội, Hiến pháp, Hà Nội, 1992.
[5]. Đức Minh, “Công đoàn ngoài quốc doanh đứng trước nhiều thách thức”, Báo Nhân dân, (số 20), tr.4, 2002.
[6]. Quốc hội, Luật Công đoàn, Hà Nội, 1990.
[7]. Đặng Ngọc Tùng, Xây dựng phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008.
[8]. Quốc hội, Bộ luật lao động, Hà Nội, 1994.
[9]. Quốc hội, Bộ Luật lao động (sửa đổi), Hà Nội, 2012. [10]. Quốc hội, Luật công đoàn (sửa đổi), Hà Nội, 2012.
[11]. Admin, Hướng dẫn đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Huong-dan-1931-HD- TLD-2014-danh-gia-chat-luong-hoat-dong-xay-dung-cong-doan-co-so-vung-manh- 264196.aspx
[12]. Tỉnh ủy Lạng Sơn, Báo cáo 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20- CT/TU ngày 17/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, 2017.
[13]. Trường Đại học Công đoàn Việt Nam, Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006
[14]. Ngọc Quý, “Bùng nổ tranh chấp lao động, công đoàn “nghiêng” về giới chủ”, Báo pháp luật Việt Nam, (số 85), tr.6, 2011.
[15]. Admin, Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo Công đoàn 2017 (2017), https://congdoan.vn
[16]. Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn, hướng dẫn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động công đoàn cơsở, 2015.
[17]. Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2013-2018. [18]. Nguyễn Viết Vượng, Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006.
[19]. Admin, Vị trí, vai trò và chức năng của công đoàn Việt Nam, http://www.congdoanthanhhoa.org.vn/index.php/gioi-thieu-ldld-thanh-hoa/chuc-nang- nhiem-vu/7-gioi-thieu/31-chuc-nang-nhiem-vu/8-vi-tri-vai-tro-chuc-nang-cua-cong- doan-viet-nam
[20]. Phạm Chí, Khẳng định công đoàn là chỗ dựa lớn của người lao động, http://laodong.com.vn/cong-doan/khang-dinh-cong-doan-la-cho-dua-lon-cua-nguoi- lao-dong-166081.bld
PHIẾU ĐIỀU TRA
Phục vụ cho luận văn thạc sỹ về đề tài
“Giải pháp thúc đẩy hoạt độngcủa tổ chứccông đoàn trong các doanh
nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn”
Kính thưa anh (chị)!
Tôi tên là: Lương Tuấn Khải, hiện đang trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ để hoàn thành khóa đào tạo Sau đại học – Chuyên ngành Quản lý Kinh tếcủa trường Đại học Thủy Lợi.
Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công ty, tôi đang tiến hành điều tra thực tế về hoạt động của tổ chức Công đoàn tại Quý Công ty.
Phiếu khảo sát dưới đây nằm trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của tôi, các câu hỏi sẽ được đưa ra dưới dạng đánh dấu hoặc chọn phương án đúng. Các thông tin sẽ được xử lý khuyết danh.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!
Họ tên anh (chị): ...
Chức vụ: ...
Số điện thoại liên hệ: ...
1. Hiện tại anh chị có phải là một đoàn viên công đoàn không?
A. Có B. Không
C. Chưa tham gia nhưng sẽ tham gia
2. Anh chị hãy đưa ra mức độ hiểu biết của mình về những nội dung
sau:
STT Hoạt động công đoàn trong
doanh nghiệp Chưa biết Biết qua Biết rõ
1 Thành phần Ban chấp hành công đoàn trong doanh nghiệp anh/chị.
2 Quyền lợi của người lao động khi tham gia tổ chức công đoàn.
3 Trách nhiệm của người lao động khi tham gia tổ chứccông đoàn.
4 Các nguyên tắc hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
5 Các phương pháp thực hiện hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
6 Các nội dung của hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
7
Các pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn (Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn…)
3. Anh/chị hãy cho đánh giá về việc tuân thủ thực hiện các nguyên tắc
sau của tổ chức công đoàn:
STT Các nguyên tắc Chưa
thấy Ít thấy Nhiều
Rất nhiều
1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
2 Liên hệ mật thiết với quần
chúng
3 Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng
4 Tập trung dân chủ
4. Anh/chị hãy đánh giá mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động
sau của Công đoàn cơ sở:
STT Các hoạt động Không
có Ít thấy Nhiều Rất
nhiều
1
Tổ chức đối thoại giữa tổ chức Công đoàn với NSDLĐ về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ.
2
Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ về tình hình SXKD, các nội dung trong TƯLĐTT, nội quy lao động
3
Quan tâm đến đời sống CNVLĐ, chế độ hiếu, hỷ, ốm đau, đặc biệt những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng những quỹ tình nghĩa.
4
Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao, đi thăm quan, du lịch.
5
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về pháp luật lao động, giáo dục ý thức kỷ luật, tác phong làm việc khoa học, nâng cao nhận thức và ý thức cho NLĐ
6
Tham gia xây dựng nội quy, quy chế, đóng góp, sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể.
5. Anh/chị hãy cho biết số lần tham gia vào các hoạt động sau:
STT Các hoạt động
Chưa lần
nào
1 lần 2 lần 3 lần lần>3
1 Đại hội công nhân viên chức.
2 Gặp gỡ định kỳ giữa Công đoàn và Ban Giám đốc.
3 Gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa người quản lý và người lao động.
4 Thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể.
5 Thương lượng ký hợp đồng lao động.
6 Hòm thư góp ý
7 Tham khảo ý kiến (với NLĐ, tổ chức CĐ và các bên liên quan)
6. Anh/chị hãy cho biết số lần gặp và nói chuyện với tổ chức Công đoàn về những vấn đề sau: STT Nội dung vấn đề Chưa lần nào 1 lần 2 lần 3 lần >3 lần
1 Tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp
2 Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
3 Điều kiện làm việc
4 An toàn, vệ sinh lao động
5 Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
6 Đóng góp, sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể.
7. Anh chị đã từng nghe thấy cụm từ “thỏa ước lao động tập thể” bao
giờ chưa?
A. Đã nghe và biết rất rõ
B. Đã nghe và biết một chút
C. Có nghe qua nhưng chưa biết nó là gì
D. Chưa từng nghe lần nào
8. Trước khi ký “thỏa ước lao động tập thể”, Công đoàn có nói cho anh
chị các quy đình điều khoản trong thỏa ước không?
A. Nói rất chi tiết
B. Có nói nhưng không chi tiết
C. Không nói
9. Công đoàn có lấy ý kiến biểu quyết (ký tên hoặc giơ tay đồng ý) khi
thống nhất các điều khoản trong thỏa ước không?
A. Có B. Không
10. Khi nghe các điều khoản, các quy định, anh chị có thắc mắc, muốn bổ sung, chỉnh sửa các điều khoản không?
A. Có
B. Dù muốn nhưng không được thắc mắc
C. Không muốn thắc mắc
11. Anh/chị có tham gia trực tiếp ký hợp đồng lao động không?