Năng lực của người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tồn tại, hoạt động bình đẳng và phát triển nhanh. Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp có được ngoài các yếu tố về nguồn vốn, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, vai trò của người quản lý, điều hành, thị trường...thì một yếu tố không thể thiếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là năng lực của người lao động trong doanh nghiệp.

Năng lực phản ánh nhận thức, thái độ cũng như phương thức thể hiện của con người với các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Năng lực của người lao động có thể hiểu thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Trình độ, kiến thức và kỹ năng: Xét vềtrình độ, đội ngũ lao động của nước ta hiện nay đang đông về số lượng nhưng không mạnh về chất lượng hay nói cách khác là lao động trình độ cao đang thiếu. Trình độ học vấn của công nhân trong doanh nghiệp tư nhân có trình độ THPT chiếm 67,3%; trình độ THCS là 21,2%; tiểu học là 3,7%; thấp hơn trình độ công nhân các nước trong khu vực và trên thế giới. Công nhân có chất lượng cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, ở các khu công nghiệp và một số ngành kinh tế mũi nhọn, còn ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm tỷ lệ cao.[7]

Nhìn chung do CNLĐ phần đông chưa được đào tạo cơ bản, xuất thân từ nông thôn, kỹ năng chưa thuần thục. Trong khi đó lại làm việc trong môi trường có yêu cầu cao về ý thức kỹ luật, kỹnăng tốt, nhất là trong các doanh nghiệp FDI luôn phải có sự liên kết giữa các bộ phận cao theo dây chuyền, bên cạnh đó người quản lý lại là người nước ngoài dẫn đến còn nhiều vấn đề mắc phải. Kỹnăng thực hành, thao tác máy móc còn chậm, chưa khoa học nên năng xuất lao động chưa cao

Thái độ và tác phong làm việc: Ban đầu, thái độ và tác phong làm việc của người lao động trong doanh nghiệp còn rất kém, không đặt nhiều ý thức trách nhiệm vào công

việc. Tuy vậy, sau một thời gian làm quen với môi trường làm việc công nghiệp đã làm thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và thái độ làm việc của người lao động ngày càng được nâng lên tốt hơn; tâm lý lấy lợi ích nhu cầu thiết thân làm động lực phấn đấu của bản thân ngày càng rõ hơn. Thái độ làm việc đã chuyển sang chiều hướng dần thích nghi và hợp tác tốt hơn với người sử dụng lao động.

Tuy nhiên do nhận thức và ý thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ thân thể nhiều khi chưa được quan tâm nên một bộ phận không nhỏngười lao động chưa chấp hành nghiêm về bảo hộ lao động, nhất là môi trường có nguy cơ cao tiềm ẩn các bệnh về hô hấp, tai nạn lao động nên vẫn để xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao.

Thể lực: Theo điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2010 nhóm công nhân từ 18 – 30 tuổi chiếm 48,9%; trên 50 tuổi chiếm 4,8%, còn lại từ 31 – 49 tuổi; trong khi đó nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nhóm công nhân từ 18 – 30 tuổi chiếm 70,4%, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 24,2%.

Nhìn chung thể lực của người lao động Việt Nam còn thấp so với với công nhân lao động của nước ngoài, nguyên nhân do thu nhập thấp, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn rất thiếu thốn, khó khăn, cường độ lao động làm việc còn cao, môi trường làm việc còn nóng và tiếng ồn, tỷ lệ CNLĐ được khám sức khỏe định kỳ hàng năm thấp, nếu có khám cũng chỉ khám qua loa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)