Trình độ và năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 47)

Trong 4 doanh nghiệpđã có tổ chức công đoàn, sau Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2015 đã kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn từ các tổ, bộ phận. Tổng số cán bộ công

đoàn từ tổ phó trở lên là 62 người trong đó ủy viên Ban chấp hành CĐCS là 32, cả 4 chủ tịch CĐCS của doanh nghiệp là kiêm nhiệm.

Về tuổi đời đa phần còn trẻ, mới tham gia hoạt động công đoàn lần đầu; trong 4 chủ tịch CĐCS thì có cả 4 đều trình độ đại học; môi trường hoạt động lại đông CNLĐ và phức tạp trong mối quan hệ lao động nên sự am hiểu về tổ chức công đoàn Việt nam chưa nhiều.

Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm nên chưa có kinh nghiệm, am hiểu về kỹ năng, phương pháp, hình thức để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn tại cơ sở, nhất là kỹ năng vận động, thuyết phục, giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động, kỹ năng đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công còn gặp khó khăn.[13]

Cán bộ công đoàn cơ sở đều hưởng lương theo chức trách nhiệm vụ chuyên môn và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động về mọi mặt, trong doanh nghiệp thì cán bộ công đoàn do người sử dụng lao động trả lương. Trong khi đó để thực hiện các chức năng của tổ chức công đoàn nhất là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là điều không hề dễ dàng nhất, nếu cán bộ công đoàn có bản lĩnh đấu tranh quyền lợi cho người lao động thì nguy cơ mất việc làm của cán bộ công đoàn sẽ rất cao.

Tuy nhiên thì hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có những thuận lợi đó là trách nhiệm của doanh nghiệp trong chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối tốt nhất là các quy định về thu kinh phí công đoàn, các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động và những vấn đề khác liên quan; đây là điều kiện thuận lợi để cán bộ công đoàn thực hiện tốt hơn chức năng của tổ chức công đoàn. Vì vậy xác định đầu tiên là công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường trong việc hướng dẫn cho cán bộ công đoàn cơ sở hiểu được nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn, phương pháp và kỹ năng hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp thông qua các lớp tập huấn, trao đổi đã giúp cho đội ngũ cán bộ công đoàn tự tin và thực hiện tốt hơn vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; một số cán bộ công đoàn đã thể hiện được năng lực của mình trong tham gia phối hợp với người sự dụng lao động tạo được sự ủng hộ tích cực hơn, trách

nhiệm hơn của doanh nghiệp đối với người lao động, tổ chức được nhiều hoạt động cho CNLĐ.

Mặc dù vậy, đa phần cán bộcông đoàn là tổ trưởng, tổ phó công đoàn của các CĐCS chưa có điều kiện để tiếp cận các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ riêng cho cán bộ công đoàn (mới có 2 doanh nghiệp tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp hàng năm đó là Bảo Long, Công ty CP Cấp thoát nước) nên phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm chưa nhiều, còn cứng nhắc, thậm chí một số còn né tránh, e dè khi thực hiện vai trò của cán bộ công đoàn, chưa nhiệt tình, trách nhiệm với hoạt động công đoàn, còn bị áp lực bởi công việc chuyên môn vì đa phần cũng là công nhân ở các tổ đội sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 47)