Những thành tựu và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 65)

Thứ nhất, về hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động: Quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo tương đối tốt, nhất là những chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hộ lao động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tại các doanh nghiệp này hầu hết người lao

động đã được ký HĐLĐ và TƯLĐTT. Vai trò của người cán bộ công đoàn được thể hiện rõ hơn, chủ động hơn và có tính độc lập hơn so với cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân địa phương.

Thứ hai, về hoạt động tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động:các hoạt động của Công đoàn cơ sở ngày càng đi vào thiết thực hướng vào tập trung giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, những vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ;

Thứ ba, về hoạt động tuyên truyền vận động giáo dục người lao động: Các công đoàn cơ sở cũng đã tổ chức được các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động, các phong trào thi đua, vui chơi nâng cao đời sống, tinh thần cho người lao động. Hoạt động này luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm và được công đoàn cơ sở tập trung thực hiện hơn hết.

Thứ tư, về hoạt động xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới: Tại một số doanh nghiệp có hoạt động công đoàn phát triển, Ban giám đốc đã có sự phản hồi và lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở về một số chính sách quản lý, các nội quy, quy định từ đó mới đưa ra các quy chế cho phù hợp.

Bên cạnh đó, hoạt động của tổ chức công đoàn đã phát huy được tính dân chủ, bước đầu cũng đã có được sự ủng hộ của các chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho những hoạt động của Ban chấp hành công đoàn thực hiện tốt hơn.

2.5.2 Những hạn chế trong hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Về hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động: Nội dung, hình thức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt. Ở một số doanh nghiệp tổ chức công đoàn mới thành lập hoặc hoạt động chưa tốt, chưa thu hút được đông đảo người lao động tham gia vào những hoạt động tuyên truyền, giáo dục (đạt khoảng 40%), thời gian tổ chức các hoạt động không nhiều chỉ từ 1.5 – 2 tiếng.

Về hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả, đa số người lao động khi được hướng dẫnký kết HĐLĐ và TƯLĐTT đều chưa nắm kỹ toàn bộ nội dung của những văn bản này, đặc biệt là TƯLĐTT, và có đến 71.1% người lao động tuy chưa nắm rõ và hài

lòng về HĐLĐ và TƯLĐTT nhưng vẫn chấp nhận ký kết là vì cần đi làm ngay để có thu nhập.

Về hoạt động tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp:Ở những doanh nghiệp có hoạt động công đoàn chưa tốt hoặc chưa hình thành tổ chức công đoàn, tranh chấp lao động và đình công vẫn có nguy cơ tiềm ẩn cao. Việc tổ chức các hoạt động đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được thực sự chú trọng, đặc biệt là Đại hội công nhân viên chức nếu có tổ chức thì chỉ ở mức sơ sài, chưa thu hút được đông đảo sự tham gia của hai bên trong mối quan hệ lao động.

Về hoạt động tham gia xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới: Ở một số doanh nghiệp tổ chức công đoàn vẫn chưa thể hiện vai trò sâu sắc trong nội dung hoạt động này, đời sống, thu nhập của người lao động vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập trung bình từ 2,5 – 3.0 triệu đồng/tháng khiến họ gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn trong sinh hoạt, đặc biệt là những lao động phải thuê nhà; thậm chí có một số doanh nghiệp, tổ chức công đoàn thành lập mang hình thức đối phó, Ban chấp hành công đoàn không hề được tham gia vào hoạt động này, quyết định chính vẫn ở chủ sử dụng lao động.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 đã nêu và đánh giá được thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn.

Khái quát được lịch sử hình thành, đặc điểm của doanh nghiệp và tình hình tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn. Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 127 công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước đang duy trì hoạt động, đạt tỷ lệ 63,8% so với tổng số các doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Tổng số đoàn viên công đoàn là 4.904/7.021, đạt tỷ lệ 69,8% so với tổng số công nhân lao động có việc làm ổn định trong các đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.

Qua nghiên cứu, đã đánh giá và chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp Lạng Sơn, bao gồm:

- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn - Trình độ và năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở

- Năng lực và trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp Lạng Sơn - Năng lựccủa người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn - Chính sách hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp tại Lạng Sơn

Những nhân tố này có sự tương đồng với những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp Việt Nam nhưng được phân tích, đánh giá nghiên cứu theo tình hình thực tếcủa các doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn.

Đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động của tổ chức công đoành trong doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn:

- Chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

- Tham gia cơ chế hai bên và các hoạt động góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động trong doanh nghiệp

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.

- Công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới

Đánh giá hoạt động của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam theo 3 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn 1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tham gia quản lý:

- Tiêu chuẩn 2. Xây dựng tổ chức công đoàn

- Tiêu chuẩn 3. Công tác tuyên truyền và các hoạt động khác

Rút ra kết luận chung về hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn:

Nhìn chung, Quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo tương đối tốt, nhất là những chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hộ lao động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; hoạt động của tổ chức công đoàn đã phát huy được tính dân chủ, bước đầu cũng đã có được sự ủng hộ của các chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho những hoạt động của Ban chấp hành công đoàn thực hiện tốt hơn.

Tuy nhiên, hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp vẫn tồn tại mội số hạn chế: Nội dung, hình thức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt; Việc tổ chức các hoạt động đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được thực sự chú trọng, đặc biệt là Đại hội công nhân viên chức nếu có tổ chức thì chỉ ở mức sơ sài, chưa thu hút được đông đảo sự tham gia của hai bên trong mối quan hệ lao động. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp tổ chức công đoàn mới thành lập nên đội ngũ cán bộ công đoàn đa số là kiêm nhiệm, chưa phát huy hết khả năng trong triển khai thực hiện vai trò của tổ chức công đoàn; bên cạnh đó, nhận thức của người lao động và chủ doanh nghiệp về vai trò của tổ chức công đoàn còn hạn chế nên công tác triển khai hoạt động còn gặp khó khăn.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 65)