Bài học kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)

Từ những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động côngđoàn của hai doanh nghiệp trên có thể rút ra một số bài học như sau:

Hầu hết những doanh nghiệp có hoạt động công đoàn tiêu biểu đều là do công đoàn cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, từ đó xây dựng được uy tín với NLĐ và NSDLĐ, tạo được sự đồng lòng ủng hộ từ cả hai phía thì công đoàn cơ sở cần phải làm tốt những công việc sau:

Thứ nhất, mỗi công đoàn cơ sở có một cán bộ công đoàn chuyên trách công tác này. Hàng năm duy trì tập huấn, sinh hoạt cho đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền pháp luật.

Thứ hai, nội dung, hình thức tuyên truyền phái đa dạng, phong phú và được lựa chọn cho phù hợp với từng loại hình, đối tượng, chọn thời điểm tổ chức tuyên truyền phải thích hợp.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại chỗ cho NLĐ thông qua việc kết hợp với các mạng lưới tư vấn viên, các trung tâm tư vấn trợ giúp

pháp luật trên địa bàn.

Thứ tư, vận động doanh nghiệp tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng doanh nghiệp văn hóa để nâng cao trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ trong thực hiện pháp luật.

Thứ năm, tăng cường phối hợp với các công đoàn cấp trên cơ sở để phát huy tối đa nguồn tài chính và con người cho công tác tuyên truyền, tận dụng các phương tiện truyền thanh tại chỗ, tủ sách pháp luật nhất làin, cấp tờ rơi tới tận tay người lao động.

Kết luận chương I

Nội dung chương I đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, đã lựa chọn khái niệm tiếp cận tổ chức Công đoàn, khái niệm về doanh nghiệp và các nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp (4 nội dung), thông qua các nội dung này đã thể hiện khá toàn diện vị trí của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

Chỉ rõmột số nhân tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức công đoàn để vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn được thực hiện rõ nét, bao gồm các nhân tố sau:

- Pháp luật liên quan đến hoạt động công đoàn: hệ thống hóa được văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động công đoàn (Bộ luật lao động, Luật công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế…)

- Sự phát triển của trình độ quan hệ lao động trong nền KTTT: đưa ra bản chất, thực trạng và các loại hình của quan hệ lao động trong nền KTTT hiện nay.

- Công đoàn cấp trên cơ sở : đánh giá tổng quan về vai trò của công đoàn cấp trên, hiện nay, vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở vẫn chưa được thể hiện sâu sắc và phát huy một cách triệt để.

- Năng lực của người lao động trong doanh nghiệp: trình độ kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc.

- Năng lực của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp : trình độ năng lược, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm quản lý, kiến thức hội nhập

- Chính sách của doanh nghiệp đối với hoạt động công đoàn: thực tế những chính sách của doanh nghiệp đối với hoạt động công đoàn vẫn chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động cóhiệu quả

Đưa ra Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 3 tiêu chuẩn. Đồng thời, tiến hành khảo sát tìm hiểukinh nghiệm hoạt động công đoàn tại 2 doanh nghiệp để từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá rõ hơn về thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 40)