PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tạ
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch phân bổ vốn
Hiện nay do nhu cầu vốn hằng năm của ngành GTVT tỉnh Tiền Giang rất lớn, trong giai đoạn đầu tư công 2016-2020 là rất lớn 2.500 tỷ đồng trung bình 500 tỷ đồng/năm khoảng, theo kế hoạch vốn phân bổ khoảng 300 tỷ/ hằng năm, chỉ đáp ứng 60% nhu cầu vốn nhưng nguồn vốn ngân sách tỉnh thì có hạn nên cần huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện. Muốn làm được điều đó phải hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư, quy định rõ ràng, cụ thể, công khai quyền lợi hợp
pháp lâu dài cho các nhà đầu tư. Nâng cao vai trò quản lý và sử dụng vốn đầu tư đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước, nếu chỉ trông chờ nguồn vốn ngân sách thì hầu như không quốc gia nào có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giao thông. Do đó cần phải xây dựng “cơ chế đột phá” để huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển hạ tầng giao thông. Các giải pháp cụ thể:
- Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua các hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao- kinh doanh), BT (xây dựng, chuyển giao), PPP (hợp tác công – tư), ... để triển khai các dự án quan trọng là đặc biệt cần thiết…
- Lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư công trình giao thông.
- Huy động vốn bằng phương thức đấu thầu chọn nhà đầu tư.
Ngoài ra, Ban QLDA phải phối hợp với Sở, ngành của tỉnh tham mưu UBND tỉnh tranh thủ sự ủng hộ của Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ cho địa phương kinh phí để đầu tư nâng cấp các công trình giao thông theo Qui hoạch ngành GTVT có nhu cầu nguồn vốn lớn, có tính cấp bách, tính kết nối Vùng nhằm đáp ứng phát triển KT-XH của tỉnh, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện và nâng cao công tác tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt dự án
3.2.3.1 Giải pháp về nâng cao vai trò của Tư vấn
Lựa chọn tư vấn đủ năng lực, có lập trường vững vàng, có trình độ chuyên môn cao. Chất lượng công tác tư vấn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn và đạo đức, nghề nghiệp của các cán bộ, kỹ sư tư vấn nên:
- Khi chọn tư vấn khảo sát phải kiểm tra điều kiện năng lực, kinh nghiệm của Chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành giao thông theo qui định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1386/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2017 về việc công bố xếp hạng năng lực của các tổ chức tư vấn ngành Giao
thông vận tải năm 2016, đây là cơ sở để các chủ đầu tư tham khảo lựa chọn được những đơn vị tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc, đủ năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thiết kế cho dự án và phải ràng buộc họ chịu trách nhiệm đến cùng chất lượng sản phẩm của mình
- Người chủ trì hoặc chủ nhiệm đồ án thiết kế, phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lượng thiết kế chính xác từng hạng mục công trình, dự án.
- Công tác lập hồ sơ thiết kế phải tiến hành khảo sát đầy đủ, thiết kế phải đảm bảo các qui chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, tính toán khối lượng chính xác để công trình đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, đảm bảo đúng tiến độ thi công, tránh lãnh phí vốn đầu tư.
- Công tác lập dự toán phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế, cùng với các biện pháp thi công hợp lý và thực hiện nghiêm theo đúng chế độ hiện hành và quy định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tránh làm tăng giá trị công trình, dự án.
3.2.3.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án
Chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án có vai trò rất quan trọng bởi vì đây là cơ sở pháp lý ban đầu để làm nền tảng cho dự án triển khai suông sẻ, thuận lợi, đảm bảo chất lượng, tiến độ nên cần phải thực hiện:
- Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Xác định đúng đắn các nhóm dự án, không hạ thấp tổng mức đầu tư của dự án theo cách tạm tính (ví dụ như tính không đúng không đủ chi phí dự phòng, tạm tính chi phí các hạng mục phụ, …) để trốn tránh thủ tục trình duyệt dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đảm bảo tuân thủ quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
- Đơn vị thẩm định, phê duyệt dự án cần phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình để dự án được duyệt đảm bảo tính khả thi cao, hạn chế quan niệm khống chế tổng mức đầu tư và lấy tổng mức đầu tư làm tiêu chí lựa chọn phương án đầu tư.
- Cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các nội dung thẩm định và phê duyệt. Mặt khác, Ban QLDA phải dành thời gian nghiên cứu đánh giá kỹ những đồ án thiết kế trước khi trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.