PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5. Những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân
2.5.1 Những kết quả đạt được
Từ năm 2015-2017, Ban QLDA đã thực hiện với tổng số vốn là 927.436 tỷ đồng với 42 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng 22 công trình như: Nâng cấp ĐT.874, ĐT.861 (Km4+775 - Km14+167), nâng cấp các Đường vào bến phà Bến phà Tân Phú Đông, Mở rộng Đ. Lê Văn Phẩm (TP. Mỹ Tho), Nâng cấp mở rộng ĐH.39 (Đường vào Khu Công nghệ cao của tỉnh), ĐT.871B (Đường vào khu công nghiệp Soài Rạp); xây dựng mới các cầu như: cầu Cái Bè 2 (ĐT.864), cầu Xóm Bún (ĐT,879), cầu Bình Tân (ĐT.877), cầu Bình Thành (ĐT.873), Nâng cấp Bến phà Tân Long qua huyện Tân Phú Đông. Tiếp tục triển khai các tuyến ĐT.878, ĐH.60, tuyến tránh ĐT.868, cầu Hòa Tịnh (ĐT.878B), … Các dự án công trình giao thông hoàn thành đã kết nối các tuyến Quốc lộ qua điạ bàn tỉnh với các Khu, Cụm Công nghiệp, 3 vùng kinh tế của tỉnh (vùng kinh tế phía Đông, vùng kinh tế Trung tâm tỉnh, vùng kinh tế phía Tây) đã góp phần phát triển KT-XH, ANQP tỉnh Tiền Giang.
Qua phân tích đánh giá, Ban QLDA thực hiện quản lý dự án công trình giao thông từ năm 2015 – 2017 đã đạt được kết quả:
Thứ nhất, Tổ chức bộ máy quản lý của Ban QLDA được hoàn thiện và bố trí
nhân sự hợp lý theo Quyết định thành lập Ban QLDA và từng bước hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của Ban QLDA.
Thứ hai, Ban QLDA đề xuất nhu cầu vốn lập kế hoạch phân bổ đầu tư công
trình giao thông phù hợp với Qui hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, Qui hoạch phát triển Ngành GTVT và thực hiện theo Luật Đầu tư công và các văn bản quy định hiện hành .
Thứ ba, Công tác tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt dự án trong 3 năm (2015-
2017) được Ban QLDA lập tiến độ đề ra, áp dụng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định hiện hành.
Thứ tư, công tác đấu thầu lựa chọn Nhà thầu, Ban QLDA đã tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức, chỉ định thầu, đấu thầu theo đúng các quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định và Thông tư hướng dẫn hiện hành. Từ đó, hầu hết các gói thầu đã tổ chức đấu thầu đều lựa chọn được Nhà thầu có năng lực để triển khai thi công các công trình.
Thứ năm, Công tác quản lý thực hiện tiến độ công trình hầu hết các công trình
được quản lý tương đối chặt chẽ nên tiến độ triển khai thi công hầu hết đạt theo tiến độ hợp đồng đã ký kết.
Thứ sáu, Công tác quản lý kiểm tra, giám sát công trình, Ban QLDA tiến hành
kiểm tra chất chẽ về chất lượng, khối lượng, chi phí thực hiện theo đúng các qui định hiện hành. Hầu hết công trình được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, khối lượng, chi phí, về ATLĐ và BVMT
Thứ bảy, Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình được thực hiện kịp
thời, theo đúng trình tự quy định hiện hành.
Thứ tám, Công tác quản lý tổ chức sử dụng công trình, Ban QLDA đã thực
hiện bàn giao kịp thời về hồ sơ, qui trình bảo trì cho đơn vị quản lý đường đưa vào khai thác góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công trình.
Ngoài ra, Ban QLDA đã có sự phối hợp tốt với các ngành tỉnh, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện quản lý dự án.
2.5.2. Những hạn chế
2.5.2.1 Thủ tục văn bản pháp lý
Một số văn bản pháp lý liên quan quản lý đầu tư XDCB thay đổi làm cho Ban QLDA và các Nhà thầu lúng túng trong quá trình quản lý, thực hiện dự án. Việc ban hành các cơ chế, chính sách của Chính phủ còn chưa đồng bộ, gây xung đột pháp luật, việc xây dựng Luật còn chưa đi sát với thực tế, việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật còn chậm. Việc phối kết hợp giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và giữa các ngành trong việc quản lý, sử dụng và giám sát nguồn vốn đầu tư xây dựng chưa cao, chồng chéo gây phiền hà. Cơ chế giám sát chưa rõ ràng và chưa quy định cụ thể các chế tài xử phạt các hình thức vi phạm trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
2.5.2.2 Công tác quản lý dự án công trình giao thông:
Qua phân tích đánh giá thực trạng và kết quả khảo sát về công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại Ban QLDA bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được thì còn một số hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý; Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn; Công tác tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt dự án; Công tác đấu thầu và lự chọn Nhà thầu; Công tác quản lý tiến độ công trình; Công tác quản lý kiểm tra, giám sát công trình; Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; Công tác tổ chức quản lý như đã phân tích cụ thể tại Mục 2.3 Về thực trạng quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại Ban QLDA .
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi nên thường tạo khe hở gây thất thoát, lãnh phí vốn đầu tư, thực tế chứng minh chỉ trong 2 năm 2014, 2015 Quốc hội đã ban hành nhiều luật như Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật Đầu tư công nhưng Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ban hành chậm dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc triển khai thực hiện và có nhiều quy định bất cập chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống định mức làm chuẩn mực cho thiết kế, thẩm định còn thiếu hoặc có trường hợp có nhưng chưa rõ ràng. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định chưa quy định cụ thể bằng những chế tài về pháp luật - kinh tế. Kinh phí của điạ phương còn hạn chế do nhu cầu vốn đầu tư công trình giao thông rất lớn. Công tác GPMB đối với công trình giao thông mất nhiều thời gian, thường xuyên chậm kéo dài do vướng về thủ tục pháp lý qui định về chi trả đền bù, hỗ trợ tái định cư.
- Do năng lực và kinh nghiệm cán bộ quản lý của Ban QLDA chưa đáp ứng yêu cầu, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, nhiều sai sót. Nhiều đơn vị tư vấn còn lệ thuộc vào ý kiến của chủ đầu tư và mức đầu tư đã duyệt, thiếu chú trọng nghiên cứu, phân tích thực tiễn. Năng lực và kinh nghiệm thi công của một số Nhà thầu còn hạn chế không đúng như năng lực kê khai trong hồ sơ dự thầu, trong khi chủ đầu tư không kiểm tra hết năng lực của Nhà thầu dẫn đến ảnh hưởng tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án. Nhân lực thực hiện công tác GPMB còn hạn chế về số lượng và năng lực.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH TIỀN GIANG