PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý dự án ĐTXDCTGT
1.3.2. Môi trường vi mô
1.3.2.1 Tầm quan trọng của dự án
Mỗi dự án có tầm quan trọng khác nhau, có tính chất chiến lược phát triển khác nhau nên có mức độ được ưu tiên để thực hiện khác nhau.
1.3.2.2 Yếu tố con người tham gia quản lý dự án
- Người lãnh đạo: Người lãnh đạo càng am hiểu khoa học quản lý, có kinh nghiệm quản lý, ra quyết định đúng đắn kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý công trình xây dựng hiệu quả.
- Trình độ năng lực nhân sự đội ngũ quản lý: Với đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, tinh gọn, làm việc hiệu quả càng cao sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý càng lớn và ngược lại.
- Công tác tổ chức cán bộ tham gia dự án: Việc sắp xếp cơ cấu các phòng ban và tổ chức bộ máy nhân viên làm việc hợp lý tác động đến hiệu quả công tác quản lý dự án và ngược lại. Việc sắp xếp không hợp lý không phân rõ chức năng quản lý một cách chồng chéo, có thể dẫn đến đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
1.3.2.3 Hệ thống kiểm soát
Các kế hoạch được đặt ra và việc thực hiện chúng như thế nào vừa là thước đo cho công tác quản lý dự án vừa là biện pháp kiểm soát đo lường tốc độ dự án. Công tác báo cáo hàng tháng, hàng quý,… Tình hình thực hiện dự án đối với lãnh đạo và cơ quan cấp trên cũng là yếu tố để kiểm soát đến công tác quản lý dự án.
1.3.2.4 Nhà thầu thi công
Các nhà thầu hoạt động trong ngành xây dựng với số lượng và qui mô nhiều với năng lực rất đa dạng, các nhà quản lý có rất nhiều lựa chọn Nhà thầu có đủ trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu của từng gói thầu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều Nhà thầu thi công khi trúng thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu hoặc thi công chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng thi công và hiệu quả vốn đầu tư.
1.3.3. Các nhân tố tác động đến ĐT XDCTGT
Dựa vào nội dung “Quản lý dự án”, mục 1.2.8, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ĐT XDCTGT, gồm:
- Mức độ thực hiện công tác quản lý tư vấn (gồm:Tiến độ thực hiện; Chất lượng công tác tư vấn, khảo sát thiết kế dự án; Công tác thẩm định, phê duyệt dự án; Sự phù hợp với các định mức, tiêu chuẩn, qui hoạch);
- Mức độ đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng trong hoạt động xây dựng
công trình (gồm: Tính công khai minh bạch trong đấu thầu; Công tác đấu thầu, lựa
chọn Nhà thầu; Việc kiểm tra năng lực thực tế của Nhà thầu khi tham gia đấu thầu; Năng lực của Nhà thầu được lựa chọn);
- Tính công khai minh bạch trong đấu thầu, chống thông thầu, móc nối trong
các dự án đầu tư xây dựng (gồm: Đấu thầu rộng rãi đảm bảo tính đúng đắn, khách
quan, công bằng; Đổi mới công tác xét thầu theo hướng độc lập, khách quan, trách nhiệm đối với các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu; Không tiết lộ thông tin về danh sách nhà thầu đã mua hồ sơ mời thầu; Công khai các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã bị xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng; Biện pháp khác);
- Mức độ hạn chế của công tác quản lý kiểm tra giám sát trong hoạt động xây
dựng công trình (gồm: Công tác thực hiện bồi thường, GPMB; Tiến độ thực hiện
các dự án; Quản lý khối lượng thi công; Quản lý chất lượng công trình; Quản lý an toàn lao động; Quản lý bảo vệ môi trường; Công tác giám sát của cộng đồng đối với các công trình xây dựng trên điạ bàn; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các bên tham gia );
- Công tác bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (gồm:Đánh giá,
phân tích các chỉ tiêu KT-XH của dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng; Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bàn giao đơn vị sử dụng theo qui định; Bàn giao kịp thời cho đơn vị quản lý sử dụng; Cung cấp đầy đủ các qui trình về sửa chữa, bảo trì).