Định hướng phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Định hướng phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030

- Giao thông vận tải là bộ phận rất quan trọng của kết cấu hạ tầng, vì vậy phát triển GTVT phải phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời đảm bảo liên kết với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;

- Hệ thống GTVT phát triển đột phá ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch ngang tầm các tỉnh trong vùng, đặc biệt chú trọng về đường cao tốc (đường bộ, đường sắt), đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và hệ thống đường giao thông tại các khu du lịch trọng điểm, khu cụm công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là cơ sở đẩy mạnh phát triển KH-XH;

- Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài; công trình xây dựng mới, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng và coi trọng công tác bảo trì. Phát triển cân đối, đồng bộ tạo mạng lưới liên hoàn giữa các phương thức, áp dụng kỹ thuật mới trong xây dựng công trình và quản lý khai thác;

- Phát triển vận tải chất lượng cao với chi phí hợp lý, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistic;

- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức ODA, FDI, BOT, BT, PPP đồng thời huy động mọi nguồn lực từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

+ Đầu tư hoàn chỉnh, đấu nối liên thông hệ thống giao thông đường bộ địa phương có quy mô tải trọng đồng bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện và hệ thống giao thông thủy bộ phục vụ các khu cụm công nghiệp, các khu du lịch của các xã cù lao thuộc huyện Tân Phú Đông, xã Thới Sơn, huyện Châu Thành, phường Tân Long, TP.Mỹ Tho. Nghiên cứu giải pháp đầu tư cầu thay cho một số bến phà qua các vùng cù lao nhất là khu vực đô thị và các khu vực phát triển.

+ Cải tạo nâng cấp đồng bộ, bổ sung đấu nối hệ thống cầu đường để liên thông giữa các tuyến đường tỉnh; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường tỉnh, xây dựng các tuyến đường vào các khu, cụm công nghiệp, đường nhánh kết nối với hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc.

+ Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn có tải trọng phù hợp và đồng bộ, mở rộng một số trục chính của xã đảm bảo tiêu chí giao thông theo Tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ theo Quy hoạch ngành đường sắt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy

- Hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài các đoạn, tuyến sông được quản lý khai thác. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách (xem xét bãi bỏ các bến nhỏ, lẻ không an toàn và không cần thiết).

- Các cụm cảng địa phương bố trí các cơ sở công nghiệp GTVT để hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cảng.

- Các tuyến đường thủy được qui hoạch theo cấp kỹ thuật tại Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

Bản đồ Qui hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Tiền Giang. (Phụ lục 9, trang 120)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)