Những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 86)

5. Kết cấu luận văn

2.5. Những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân

2.5.1 Những kết quả đạt được

Từ năm 2015-2017, Ban QLDA đã thực hiện với tổng số vốn là 927.436 tỷ đồng với 42 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng 22 công trình như: Nâng cấp ĐT.874, ĐT.861 (Km4+775 - Km14+167), nâng cấp các Đường vào bến phà Bến phà Tân Phú Đông, Mở rộng Đ. Lê Văn Phẩm (TP. Mỹ Tho), Nâng cấp mở rộng ĐH.39 (Đường vào Khu Công nghệ cao của tỉnh), ĐT.871B (Đường vào khu công nghiệp Soài Rạp); xây dựng mới các cầu như: cầu Cái Bè 2 (ĐT.864), cầu Xóm Bún (ĐT,879), cầu Bình Tân (ĐT.877), cầu Bình Thành (ĐT.873), Nâng cấp Bến phà Tân Long qua huyện Tân Phú Đông. Tiếp tục triển khai các tuyến ĐT.878, ĐH.60, tuyến tránh ĐT.868, cầu Hòa Tịnh (ĐT.878B), … Các dự án công trình giao thông hoàn thành đã kết nối các tuyến Quốc lộ qua điạ bàn tỉnh với các Khu, Cụm Công nghiệp, 3 vùng kinh tế của tỉnh (vùng kinh tế phía Đông, vùng kinh tế Trung tâm tỉnh, vùng kinh tế phía Tây) đã góp phần phát triển KT-XH, ANQP tỉnh Tiền Giang.

Qua phân tích đánh giá, Ban QLDA thực hiện quản lý dự án công trình giao thông từ năm 2015 – 2017 đã đạt được kết quả:

Thứ nhất, Tổ chức bộ máy quản lý của Ban QLDA được hoàn thiện và bố trí

nhân sự hợp lý theo Quyết định thành lập Ban QLDA và từng bước hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của Ban QLDA.

Thứ hai, Ban QLDA đề xuất nhu cầu vốn lập kế hoạch phân bổ đầu tư công

trình giao thông phù hợp với Qui hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, Qui hoạch phát triển Ngành GTVT và thực hiện theo Luật Đầu tư công và các văn bản quy định hiện hành .

Thứ ba, Công tác tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt dự án trong 3 năm (2015-

2017) được Ban QLDA lập tiến độ đề ra, áp dụng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định hiện hành.

Thứ tư, công tác đấu thầu lựa chọn Nhà thầu, Ban QLDA đã tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức, chỉ định thầu, đấu thầu theo đúng các quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định và Thông tư hướng dẫn hiện hành. Từ đó, hầu hết các gói thầu đã tổ chức đấu thầu đều lựa chọn được Nhà thầu có năng lực để triển khai thi công các công trình.

Thứ năm, Công tác quản lý thực hiện tiến độ công trình hầu hết các công trình

được quản lý tương đối chặt chẽ nên tiến độ triển khai thi công hầu hết đạt theo tiến độ hợp đồng đã ký kết.

Thứ sáu, Công tác quản lý kiểm tra, giám sát công trình, Ban QLDA tiến hành

kiểm tra chất chẽ về chất lượng, khối lượng, chi phí thực hiện theo đúng các qui định hiện hành. Hầu hết công trình được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, khối lượng, chi phí, về ATLĐ và BVMT

Thứ bảy, Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình được thực hiện kịp

thời, theo đúng trình tự quy định hiện hành.

Thứ tám, Công tác quản lý tổ chức sử dụng công trình, Ban QLDA đã thực

hiện bàn giao kịp thời về hồ sơ, qui trình bảo trì cho đơn vị quản lý đường đưa vào khai thác góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công trình.

Ngoài ra, Ban QLDA đã có sự phối hợp tốt với các ngành tỉnh, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện quản lý dự án.

2.5.2. Những hạn chế

2.5.2.1 Thủ tục văn bản pháp lý

Một số văn bản pháp lý liên quan quản lý đầu tư XDCB thay đổi làm cho Ban QLDA và các Nhà thầu lúng túng trong quá trình quản lý, thực hiện dự án. Việc ban hành các cơ chế, chính sách của Chính phủ còn chưa đồng bộ, gây xung đột pháp luật, việc xây dựng Luật còn chưa đi sát với thực tế, việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật còn chậm. Việc phối kết hợp giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và giữa các ngành trong việc quản lý, sử dụng và giám sát nguồn vốn đầu tư xây dựng chưa cao, chồng chéo gây phiền hà. Cơ chế giám sát chưa rõ ràng và chưa quy định cụ thể các chế tài xử phạt các hình thức vi phạm trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

2.5.2.2 Công tác quản lý dự án công trình giao thông:

Qua phân tích đánh giá thực trạng và kết quả khảo sát về công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại Ban QLDA bên cạnh kết quả tích cực đã đạt được thì còn một số hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý; Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn; Công tác tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt dự án; Công tác đấu thầu và lự chọn Nhà thầu; Công tác quản lý tiến độ công trình; Công tác quản lý kiểm tra, giám sát công trình; Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; Công tác tổ chức quản lý như đã phân tích cụ thể tại Mục 2.3 Về thực trạng quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại Ban QLDA .

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi nên thường tạo khe hở gây thất thoát, lãnh phí vốn đầu tư, thực tế chứng minh chỉ trong 2 năm 2014, 2015 Quốc hội đã ban hành nhiều luật như Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật Đầu tư công nhưng Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ban hành chậm dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc triển khai thực hiện và có nhiều quy định bất cập chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống định mức làm chuẩn mực cho thiết kế, thẩm định còn thiếu hoặc có trường hợp có nhưng chưa rõ ràng. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định chưa quy định cụ thể bằng những chế tài về pháp luật - kinh tế. Kinh phí của điạ phương còn hạn chế do nhu cầu vốn đầu tư công trình giao thông rất lớn. Công tác GPMB đối với công trình giao thông mất nhiều thời gian, thường xuyên chậm kéo dài do vướng về thủ tục pháp lý qui định về chi trả đền bù, hỗ trợ tái định cư.

- Do năng lực và kinh nghiệm cán bộ quản lý của Ban QLDA chưa đáp ứng yêu cầu, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, nhiều sai sót. Nhiều đơn vị tư vấn còn lệ thuộc vào ý kiến của chủ đầu tư và mức đầu tư đã duyệt, thiếu chú trọng nghiên cứu, phân tích thực tiễn. Năng lực và kinh nghiệm thi công của một số Nhà thầu còn hạn chế không đúng như năng lực kê khai trong hồ sơ dự thầu, trong khi chủ đầu tư không kiểm tra hết năng lực của Nhà thầu dẫn đến ảnh hưởng tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án. Nhân lực thực hiện công tác GPMB còn hạn chế về số lượng và năng lực.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA BAN

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH TIỀN GIANG

3.1. Định hướng phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 2020 và định hướng đến năm 2030

- Giao thông vận tải là bộ phận rất quan trọng của kết cấu hạ tầng, vì vậy phát triển GTVT phải phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời đảm bảo liên kết với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước;

- Hệ thống GTVT phát triển đột phá ngay trong giai đoạn đầu quy hoạch ngang tầm các tỉnh trong vùng, đặc biệt chú trọng về đường cao tốc (đường bộ, đường sắt), đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và hệ thống đường giao thông tại các khu du lịch trọng điểm, khu cụm công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là cơ sở đẩy mạnh phát triển KH-XH;

- Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài; công trình xây dựng mới, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng và coi trọng công tác bảo trì. Phát triển cân đối, đồng bộ tạo mạng lưới liên hoàn giữa các phương thức, áp dụng kỹ thuật mới trong xây dựng công trình và quản lý khai thác;

- Phát triển vận tải chất lượng cao với chi phí hợp lý, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistic;

- Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức ODA, FDI, BOT, BT, PPP đồng thời huy động mọi nguồn lực từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

+ Đầu tư hoàn chỉnh, đấu nối liên thông hệ thống giao thông đường bộ địa phương có quy mô tải trọng đồng bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện và hệ thống giao thông thủy bộ phục vụ các khu cụm công nghiệp, các khu du lịch của các xã cù lao thuộc huyện Tân Phú Đông, xã Thới Sơn, huyện Châu Thành, phường Tân Long, TP.Mỹ Tho. Nghiên cứu giải pháp đầu tư cầu thay cho một số bến phà qua các vùng cù lao nhất là khu vực đô thị và các khu vực phát triển.

+ Cải tạo nâng cấp đồng bộ, bổ sung đấu nối hệ thống cầu đường để liên thông giữa các tuyến đường tỉnh; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường tỉnh, xây dựng các tuyến đường vào các khu, cụm công nghiệp, đường nhánh kết nối với hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc.

+ Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn có tải trọng phù hợp và đồng bộ, mở rộng một số trục chính của xã đảm bảo tiêu chí giao thông theo Tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ theo Quy hoạch ngành đường sắt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy

- Hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài các đoạn, tuyến sông được quản lý khai thác. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách (xem xét bãi bỏ các bến nhỏ, lẻ không an toàn và không cần thiết).

- Các cụm cảng địa phương bố trí các cơ sở công nghiệp GTVT để hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cảng.

- Các tuyến đường thủy được qui hoạch theo cấp kỹ thuật tại Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

Bản đồ Qui hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Tiền Giang. (Phụ lục 9, trang 120)

3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án: thông tại Ban Quản lý dự án:

3.2.1. Giải pháp về hoàn hiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý

Năng lực quản lý chủ đầu tư và Ban QLDA là một trong những then chốt đầu tiên đóng góp vào sự thành công của dự án đầu tư. Qua khảo sát thực tế và theo đề án việc làm Ban QLDA còn nhiều hạn chế về nhân sự nên cần phải:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án từ dưới lên trên, đa dạng hóa và hiện đại hóa các công cụ quản lý dự án đầu tư nhằm đáp ứng được mục đích nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư.

- Tiếp tục hoàn chỉnh Đề án việc làm của Ban QLDA (xây dựng khung năng lực, mô tả từng vị trí) để làm cơ sở tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.

- Tiến hành đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức; phân bố đầy đủ, phù hợp với năng lực của từng cá nhân tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Ban QLDA phải có kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực cụ thể, phân công lao động hợp lý tận dụng được hết thời gian lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, bố trí đúng người đúng công việc, phù hợp với chuyên môn và trình độ của họ để phát huy tối đa trí tuệ và khả năng sáng tạo của người lao động. Ban QLDA phải tiến hành tốt công tác đánh giá năng lực và nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên. Việc bố trí, sắp xếp lực lượng phải phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ban QLDA cần xây dựng cơ cấu chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể từng phòng ban chức năng, từng nhiệm vụ cụ thể từng cá nhân để tránh trường hợp chồng chéo về quyền hạn cũng như trách nhiệm giữa các thành viên tham gia quản lý dự án.

- Tuyển mộ, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng được yêu cầu các công việc quản lý dự án.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài (bằng chế độ đãi ngộ hợp lý, mức lương linh động, hấp dẫn và các cơ hội phát triển năng lực, nghề nghiệp của các cá nhân). Có sự sàng lọc kỹ nguồn nhân lực đầu vào, muốn vậy công tác tuyển dụng phải được tiến hành công khai, minh bạch, tuyển dụng đúng người vào đúng vị trí cần thiết.

- Ban QLDA chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động .

- Ban QLDA quan tâm trong công tác tuyển dụng nhân viên về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, đáp ứng được tính chất công việc. Sau khi tuyển dụng phải có trách nhiệm đào tạo, bổ sung những mặt kiến thức còn yếu, còn thiếu của nhân viên trong lĩnh vực quản lý dự án cần thiết.

- Ban QLDA thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên các kiến thức cơ bản về Luật Đầu tư, Luật Lao động, Luật Viên chức, … bằng cách cung cấp thường xuyên các văn bản về Luật mới nhất hoặc tổ chức các khóa ngắn hạn. Cử cán bộ đi học những khóa chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn về quản lý dự án..v.v..

- Ban QLDA phải ban hành chế độ khen thưởng hợp lý và có chính sách xã hội đảm bảo cho người lao động. Một chế độ thưởng phạt rõ ràng, công minh sẽ góp phần trong việc nâng cao ý thức cho đội ngũ lao động. Thực hiện tốt các chính sách về mặt xã hội như chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghĩ ngơi, ... đúng quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức viên chức đơn vị.

3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện và nâng cao công tác lập kế hoạch phân bổ vốn

Hiện nay do nhu cầu vốn hằng năm của ngành GTVT tỉnh Tiền Giang rất lớn, trong giai đoạn đầu tư công 2016-2020 là rất lớn 2.500 tỷ đồng trung bình 500 tỷ đồng/năm khoảng, theo kế hoạch vốn phân bổ khoảng 300 tỷ/ hằng năm, chỉ đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)