Kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 51 - 55)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của

thông của một số Ban Quản lý dự án:

1.4.1. Ban Quản lý dự án ĐTXDCTGT tỉnh Bến Tre.

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Ban QLDA tỉnh Bến Tre hiện nay có 25 cán bộ và 4 phòng nghiệp vụ gồm

Văn phòng Ban, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kỹ thuật - Thẩm định, phòng Quản lý và Điều hành dự án. Hằng năm, Ban QLDA được Ủy ban nhân tỉnh Bến Tre giao quản lý các dự án với tổng mức đầu tư khoảng trên 200 tỷ, Ban QLDA đã thực hiện tốt công tác quản lý dự án, với kinh nghiệm đạt được thời gian qua:

+ Đối với công tác quản lý tiến độ hầu hết các công trình được quản lý tương đối chặt chẽ nên tiến độ triển khai thi công hầu hết đạt theo tiến độ hợp đồng đã ký kết. Ban QLDA thường xuyên tổ chức họp giao ban với các đơn vị liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình. Công tác đấu thầu được thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định và Thông tư hướng dẫn hiện hành. Từ đó, hầu hết các gói thầu đã tổ chức đấu thầu đều lựa chọn được Nhà thầu có năng lực để triển khai thi công các công trình, hầu hết các công trình đều đảm bảo chất lượng, mỹ quan công trình. Công tác giám sát thi công công trình, Ban QLDA tiến hành thuê các đơn vị tư vấn có đủ điều kiện, năng lực theo đúng quy định để thực hiện tư vấn giám sát thi công công trình, hoặc quyết định cử cán bộ kỹ thuật của đơn vị có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng gói thầu để thực hiện giám sát công trình. Đồng thời cử cán bộ kỹ thuật của đơn vị làm kỹ thuật A công trình theo dõi suốt quá trình thi công xây dựng công trình, tham mưu cho Ban lãnh đạo giải quyết các vướng mắc khó khăn ở công trình.

+ Trong điều kiện nguồn lực đầu tư công trình giao thông có hạn, nhu cầu đầu tư vượt khả năng của điạ phương, công tác tham mưu phân bổ vốn đầu tư XDCB đóng vai trò đặc biệt quan trọng, Ban QLDA với việc quản lý linh hoạt nguồn vốn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương, Bộ GTVT hỗ trợ đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Bến Tre, công trình giao thông nông thôn tạo điều kiện phát triển KT-XH của điạ phương từ các nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA .

+ Ban QLDA có tính chuyên nghiệp, đảm bảo các qui định pháp luật về quản lý XDCB; kiểm soát tiến độ và có nhiều công trình lớn rút ngắn tiến độ đưa công trình sớm vào khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; đã thực hiện tốt các dự án lớn, đặc biệt là làm tốt các dự án từ các nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA.

1.4.2. Ban Quản lý dự án ĐTXDCTGT tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp TP Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phiá Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Hậu Giang.

Ban QLDA Vĩnh Long hiện nay có có 22 cán bộ và 4 phòng nghiệp vụ gồm Văn phòng Ban, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kỹ thuật - Thẩm định, phòng Quản lý và Điều hành dự án. Hằng năm Ban QLDA đã được Ủy ban nhân tỉnh Vĩnh Long giao quản lý các dự án với tổng mức đầu tư khoảng trên 300 tỷ, Ban QLDA đã thực hiện tốt công tác quản lý dự án, với kinh nghiệm:

+ Đối với công tác GPMB: đối với các công trình chưa có mặt bằng xây dựng, phải tiến hành bồi thường giải tỏa để thu hồi đất, đã khẩn trương thuê đơn vị tư vấn đo đạc tiến hành đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính. Đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan như: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài nguyên và môi trường,… để lập phương án bồi thường, kiểm kê, áp giá trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt, sớm chi trả tiền cho các hộ dân, tạo mặt bằng sạch để triển khai thi công công trình.

+ Trong công tác quản lý dự án, quá trình lập và triển khai thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp chính quyền, của các đơn vị quản lý nhà nước và đặc biệt được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân vùng hưởng lợi của dự án. Công tác lập dự án lấy ý kiến người dân điạ phương, đảm bảo việc triển khai dự án sẽ thuận lợi, người dân ủng hộ nhất là công tác GPMB và thực hiện giám sát cộng đồng theo qui định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư số 04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTWMTTQVN-BTC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đây là kênh giám sát giúp Ban QLDA thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

+ Công tác giải ngân được thực hiện kịp thời, theo đúng trình tự quy định. Khi công trình hoàn thành, Ban QLDA luôn đôn đốc các đơn vị thi công lập hồ sơ quyết toán gửi thẩm tra quyết toán theo đúng quy định.

+ Việc thanh, quyết toán vốn đầu tư cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đúng thời gian và quy định hiện hành, giải ngân kịp thời các công trình có khối lượng lớn. Nhắc nhở cán bộ giám sát phải hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật các công trình đã hoàn thành đúng thời gian quy định.

1.4.2. Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT)

Ban QLDA Thăng Long có trên 160 cán bộ, công nhân viên chức, Lãnh đạo Ban QLDA thống nhất trong việc đưa ra các các biện pháp chỉ đạo, điều hành giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề quan trọng, cấp thiết. Trong điều kiện nguồn vốn bố trí cho dự án còn nhiếu khó khăn, Ban QLDA đã phối hợp làm việc với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương liên quan; thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo sát sao nhà thầu thi công, nhà đầu tư; bố trí lãnh đạo, cán bộ có năng lực, quyết liệt, chủ động giải quyết công việc và bám sát hiện trường để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong việc điều chỉnh, bổ sung, xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện đúng các quy định, trình tự về quản lý đầu tư xây dựng, bảo đảm chất lượng tiến độ, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong quá trình thi công dự án; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh công tác GPMB; hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán theo qui định; chủ động cập nhật các qui hoạch của bộ, ngành, địa phương để đề xuất, kiến nghị kịp thời với các cơ quan chức năng nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư, nhà tài trợ để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Ban QLDA có tính chuyên nghiệp, đảm bảo các qui định pháp luật về quản lý XDCB; quản lý nhiều dự án đã rút ngắn tiến độ và không tăng vốn, kiềm chế mức thấp nhất sai sót; đã thực hiện tốt các dự án rất lớn với khối lượng rất lớn, đặc biệt là quản lý tốt các dự án ODA Nhật Bản.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH TIỀN GIANG TỪ NĂM 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh tiền giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)