động, thực vật (SPS)
Đối với ngành Nông nghiệp, một vấn đề trọng yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính là vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Trong EVFTA, Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động thực vật. EVFTA đẩy mạnh thực hiện các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định VSKD cũng như các hướng dẫn, khuyến nghị, và tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng của các tổ chức quốc tế liên quan; bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người và động thực vật trong lãnh thổ từng Bên trong khi vẫn tạo thuận lợi cho thương mại giữa các Bên và đảm bảo rằng các biện pháp VSKD của mỗi Bên không tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại; tăng cường thông tin, hợp tác, và giải quyết các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch ảnh hưởng đến thương mại giữa các Bên và các vấn đề khác được các Bên quan tâm, và tăng cường tính minh bạch và sự hiểu biết về việc áp dụng các biện pháp VSKD của mỗi Bên.
Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch trong EVFTA được quy định ở chương 7, ngoài các quy định chung còn quy định chi tiết về một số vấn đề khác như: Các cơ quan thẩm quyền và đầu mối liên lạc; Yêu cầu và thủ tục nhập khẩu; Xác minh; Thủ tục niêm yết cơ sở; Các biện pháp liên quan đến sức khỏe động thực vật: đề cập đến các khái niệm “vùng an toàn dịch bệnh”, “vùng an toàn sâu bệnh”; Vấn đề thành lập
và hoạt động của Ủy ban về Biện pháp Vệ sinh kiểm dịch; Tính minh bạch và trao đổi thông tin; Tham vấn; Các biện pháp khẩn cấp; Hỗ trợ kỹ thuật và ưu đãi đặc biệt Ngoài ra, chương 7 cũng đưa ra yêu cầu và quy định về chấp thuận các cơ sở cho sản phẩm, được quy định ở phụ lục 1, trong đó yêu cầu các bên có trách nhiệm lập và công bố danh sách các cơ sở được chấp thuận theo các yêu cầu và thủ tục chấp nhận được quy định cụ thể.